Quy định về nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015? Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật dân sự 2015?
Theo quy định pháp luật dân sự cụ thể trong
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015?
1.1. Khái niệm về nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự do đặc điểm của đối tượng và đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm hoặc không được làm vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm. Chỉ những tài sản có thể đem giao dịch và những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Xét về mặt pháp lý Điều 274 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” .
Theo nội dung của Điều luật được quy định trên thì nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan hệ pháp luật về tài sản và nhân thân của các chủ thể, chủ thể mang quyền sẽ có quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản, thực hiện một việc hoặc không được thực hiện một việc vì lợi ích của mình hay lợi ích của người thứ ba, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản hoặc nhân thân do có hành vi gây thiệt hại, vi phạm lợi ích hợp pháp của các bên có quyền.
Đối với chủ thể mang nghĩa vụ dân sự có nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể mang quyền. Các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên xác lập quan hệ nghĩa vụ dân sự.
1.2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự?
Về căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự được quy định tại điều 275 Bộ luật dân sự 2015 đó là nghĩa vụ dân sự sẽ phát sinh và các bên chủ thể phải thực hiện khi tham gia ký kết hợp đồng; tự mình thực hiện hành vi pháp lý đơn phương hoặc thực hiện công việc không có ủy quyền; Có hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật dân đến việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật đối với từng quan hệ phát sinh theo vụ việc, ngoài ra còn cóp các căn cứ khác do pháp luật quy định.
Theo đó, nghĩa vụ dân sự được phát sinh bao gồm nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng và nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng. Đó là một loại quan hệ tài sản và có sự ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự vì lợi ích bên có quyền.
2. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật dân sự 2015?
Điều 372 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Trường hợp bên có nghĩa vụ đã hoàn thành được quy định tại Điều 373 BLDS 2015 như sau: Nghĩa vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện.
Việc bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ. Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ hoàn thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 355 BLDS 2015. Cụ thể khoản 2 Điều 355 BLDS 2015 quy định về trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.
Tương tự với việc chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng dân sự trong trường hợp hợp đồng đã được hoàn thành. Trường hợp này, hợp đồng dân sự chấm dứt khi mà các bên đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên kia. Theo đó, hợp đồng chỉ coi là hoàn thành khi mà tất cả các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình theo hợp đồng trên cơ sở thỏa thuận hoặc trên cơ sở quy định của pháp luật, nếu chỉ một bên thực hiện xong nghĩa vụ của mình mà bên kia cũng chưa thực hiện nghĩa vụ của họ thì hợp đồng không được coi là hoàn thành.
– Trường hợp chấm dứt theo thỏa thuận của các bên được quy định tại Điều 375 BLDS 2015, khoản này quy định cho phép các bên có thể thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng không được gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Trường hợp bên có quyền miễn việc thực hiện cho bên có nghĩa vụ tức là trong một số quan hệ dân sự nào đó luôn phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, theo đó nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì biện pháp bảo đảm cũng chấm dứt.
– Trường hợp nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác, theo đó trường hợp các bên thỏa thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ khác thì nghĩa vụ ban đầu sẽ bị chấm dứt. Có thể xảy ra việc nghĩa vụ cũng chấm dứt luôn tại thời điểm đó, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thỏa thuận trước.
Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác.
– Trường hợp nghĩa vụ được bù trừ được quy định khi các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt. Tuy nhiên trong trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Còn đối với những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.
Trong những trường hợp được bù trừ nghĩa vụ lại tồn tại những trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ như nghĩa vụ đang có tranh chấp; bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.
– Trường hợp bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một tức là khi bên có nghĩa vụ trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ chấm dứt.
– Trường hợp xét thấy thời hiệu được miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì tương ứng với việc nghĩa vụ cũng chấm dứt tại thời điểm đó.
– Trường hợp bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện. Theo đó, khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt. Và bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác
Như vậy, trong các quan hệ dân sự phát sinh nghĩa vụ dân sự thì đều được pháp luật quy định cụ thể rõ ràng giữa bên thực hiện quyền và bên thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ chỉ chấm dứt khi nằm trong các trường hợp chúng tôi đã trình bày bên trên, theo đó khi chấm dứt thì sẽ không làm phát sinh thêm các nghĩa vụ nào khác nữa.