Hiện nay, theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định rất chi tiết các hành vi vi phạm của công chứng viên sẽ bị tước thẻ hành nghề. Dưới đây là các trường hợp bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng:
Mục lục bài viết
1. Trường hợp tước quyền sử dụng thẻ công chứng (từ 01 đến 03 tháng):
Căn cứ khoản 3 Điều 13; điểm b và d khoản 3 Điều 14; điểm c, đ, i, m và q khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 15
(1) Thực hiện công chứng di chúc có nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; có hình thức trái quy định của luật.
(2) Thực hiện công chứng di chúc trong trường hợp tại thời điểm công chứng người lập di chúc thể hiện rõ ràng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
(3) Thực hiện công chứng di chúc khi có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối hoặc bị đe dọa hoặc bị cưỡng ép.
(3) Thực hiện công chứng di chúc khi người lập di chúc không đủ độ tuổi lập di chúc theo quy định.
(4) Thực hiện công chứng khi việc lập di chúc không có người làm chứng hoặc không được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý theo quy định.
(5) Thực hiện công chứng di chúc khi người lập di chúc không tự mình ký hoặc điểm chỉ vào phiếu yêu cầu công chứng.
(6) Thực hiện công chứng di chúc,
(7) Thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản khi không có giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết hoặc người thừa kế đã chết (nếu có).
(8) Thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp thừa kế theo di chúc mà không có di chúc.
(9) Thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản.
(10) Có căn cứ cho rằng việc để lại di sản hoặc việc hưởng di sản là không đúng pháp luật nhưng vẫn thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
2. Trường hợp tước quyền sử dụng thẻ công chứng (từ 03 tháng đến 06 tháng):
Căn cứ điểm c và d khoản 2 Điều 11; điểm a, c, đ và e khoản 3 Điều 14; điểm b, c và d khoản 3 Điều 34 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định trường hợp tước quyền sử dụng thẻ công chứng (từ 03 đến 06 tháng) gồm:
– Đưa vào hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng hồ sơ cá nhân của công chứng viên nhưng chưa được sự đồng ý của họ.
– Không có bản chính nhưng vẫn thực hiện công chứng bản dịch.
– Thực hiện công chứng những bản dịch có nội dung, mục đích vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
– Biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ nhưng vẫn thực hiện công chứng bản dịch đó.
– Thực hiện công chứng những bản dịch mà nội dung không chính xác với giấy tờ, văn bản cần dịch.
– Sử dụng
– Trường hợp người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc không ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký mà vẫn thực hiện chứng thực chữ ký.
– Trong văn bản chứng thực không thực hiện ghi lời chứng.
– Có hành vi nhận, đòi tiền hoặc những lợi ích khác từ người yêu cầu chứng thực ngoài phí, chi phí chứng thực đã được niêm yết.
3. Trường hợp tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên (từ 06 tháng đến 09 tháng):
Căn cứ điểm a, b, c, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 4, các điểm c và d khoản 6 Điều 15; điểm a, b, c, d, e và g khoản 4 Điều 34 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên thời gian từ 06 tháng đến 09 tháng gồm:
– Thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở (ngoại trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản).
– Thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.
– Có hành vi cho người khác sử dụng thẻ công chứng viên để hành nghề công chứng.
– Thực hiện công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà không được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng, giao dịch đó.
– Trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tài sản khi tham gia hợp đồng, giao dịch mà thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch.
– Với những hợp đồng, giao dịch có mục đích hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội vẫn thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch đó.
– Có hành vi xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.
– Có hành vi nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để nhằm mục đích thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan.
– Thực hiện hành vi ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình.
– Có hành vi cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng.
– Có hành vi gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội với mục đích giành lợi thế cho mình hoặc cho các tổ chức của mình.
– Có hành vi sử dụng thông tin về nội dung công chứng với mục đích xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức.
– Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký, điểm chỉ được không có người làm chứng nhưng vẫn thực hiện công chứng.
– Có hành vi trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc cho người môi giới.
– Không có bản chính giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng mà pháp luật quy định phải có nhưng vẫn thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch đó.
– Tài sản đã bị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn nhưng vẫn thực hiện công chứng.
– Hành nghề đồng thời tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên.
– Trong các hợp đồng, giao dịch không có đầy đủ chữ ký của tất cả các chủ thể của hợp đồng, giao dịch mà vẫn thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch đó.
– Thực hiện góp vốn, nhận góp vốn thành lập, duy trì tổ chức và hoạt động văn phòng công chứng không đúng quy định.
-…..
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã