Các trường hợp và thủ tục yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng thì quyền thăm nom con cái cũng được các bên đặc biệt quan tâm khi thực hiện tranh chấp ly hôn. Vậy quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn sau khi ly hôn được xác định như thế nào? Người đang trực tiếp nuôi con có được hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn không? Bài viết dưới đây xin trình bày về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn sau khi ly hôn:
- 2 2. Các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
- 3 3. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
- 4 4. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn sau khi ly hôn:
Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ, chồng. Khi ly hôn thì việc để con cái sinh sống với ai luôn gây nhiều mâu thuẫn. Nếu như không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào các quy định của
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì sau khi ly hôn cha mẹ nếu không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và được quyền thăm nom mà không ai được cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa của họ. Do đó, nếu trong trường hợp người thực hiện hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Đây là quy định được ghi nhận cụ thể tại Điều 53
Như vậy, khi bị ngăn cản quyền thăm con thì người không trực tiếp nuôi con có thể thực hiện các công việc sau để đảm bảo quyền lợi của mình:
– Tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt;
2. Các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
Tuy nhiên, nếu như cha, mẹ không trực tiếp thăm nuôi con mà lạm dụng quyền này gây cản trở đến việc nuôi con của người trực tiếp nuôi con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người này.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng đã có nhiều hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của người đang trực tiếp nuôi con, đồng thời những hành vi này còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, đến sinh hoạt đời thường của con. Vì vậy người đang trực tiếp nuôi có thể nộp đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom của người kia.Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong trườn hợp sau:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
b) Phá tán tài sản của con: Hành vi phá tán tài sản của con chưa thành niên có thể hiểu là hành vi sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của con, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản riêng của con chưa thành niên như: dùng tài sản của con chi dùng cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; dùng tài sản của con với mục đích kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con, có hành vi chiếm đoạt tài sản của con…
c) Có lối sống đồi trụy: Người chưa thành niên là đối tượng chưa hoàn thiện về thể chất, tinh thần và nhân cách nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi, lối sống của cha mẹ mình và rất dễ bị lôi kéo, xúi giục thậm chí ép buộc làm những điều sai trái mà bản thân họ chưa nhận thức được. Lối sống đòi trụy của cha mẹ có thể lối sống buông thả, thiếu lành mạnh; nghiện chất kích thích, ham mê cờ bạc, rượu chè, tàng trữ, mua bán văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy… Chính lối sống như vậy của cha mẹ thể làm con bắt chước theo hoặc cảm thấy mặc cảm, xấu hổ với bạn bè, người xung quanh…
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội: Một trong nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định tại Điều 69
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
3. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
Người có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom đối với con khi có căn cứ quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân gia đình trước hết thuộc về bố, mẹ – người đang trực tiếp nuôi dưỡng con.
Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
a) Người thân thích: Theo quy định tại khoản 19 Điều 3
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em: Cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình được quy định tại Điều 3 Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ về công tác gia đình như sau: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình trong phạm vi toàn quốc; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương.
Ngoài ra, theo quy định tại các khoản 11, khoản 12 Điều 8 của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và theo quy định tại các khoản 5, khoản 6 Điều 7
“3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên”.
4. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:
Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên được quy định tại Điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể là:
– Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
– Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của BLDS và Luật này trong các trường hợp sau đây:
+ Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
+ Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
+ Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
– Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.