Đại biểu quốc hội là người được cử tri tín nhiệm bầu làm đại diện của nhân dân tại Quốc hội thông qua cuộc tổng tuyển cử. Hoạt động của đại biểu quốc hội là hoạt động của chủ thể đặc biệt, vừa mang tính nhân dân, vừa mang tính quyền lực nhà nước. Vậy các trường hợp bãi nhiệm, mất quyền đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp bãi nhiệm, mất quyền đại biểu Quốc hội:
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Hiến pháp năm 2013 quy định đại biểu quốc hội sẽ bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Do đó, theo quy định trên thì đại biểu quốc hội khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân sẽ bị bãi nhiệm, mất quyền.
2. Quy định về bãi nhiệm đại biểu quốc hội:
Căn cứ Điều 40 Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH quy định về việc bãi nhiệm đại biểu quốc hội như sau:
Thứ nhất, đại biểu quốc hội do Quốc hội bãi nhiệm: phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Thứ hai, đại biểu quốc hội do cử tri bãi nhiệm: việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
3. Tiêu chuẩn của đại biểu quốc hội như thế nào?
Đại biểu quốc hội có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đất nước bởi họ là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Bên cạnh đó đại biểu quốc hội chính là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
Ngoài ra, đại biểu quốc hội sẽ phải chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; đảm bảo luôn bình đẳng trong các cuộc thảo luận và quyết định đưa ra các vấn đề thuộc nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Quốc hội.
Theo quy định tại Điều 22 Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH, đại biểu quốc hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Chỉ có một quốc tịch Việt Nam.
+ Về phẩm chất đạo đức: phải tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật.
+ Phải có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Về trình độ văn hóa, chuyên môn: đảm bảo có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
+ Phải có liên hệ chặt chẽ với nhân dân, phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
+ Đảm bảo có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
4. Đại biểu quốc hội phải có trách nhiệm như thế nào?
Thứ nhất, trách nhiệm tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội:
+ Phải có trách nhiệm tham gia các kỳ họp, phiên họp toàn thể của Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội đầy đủ nhất.
+ Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải có trách nhiệm tham dự các phiên họp, tham gia các hoạt động khác của Hội đồng, Ủy ban.
+ Tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban mà mình là thành viên.
+ Đối với đại biểu quốc hội chuyên trách sẽ có trách nhiệm phải tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập.
+ Đối với đại biểu quốc hội hoạt động không chuyên trách thì có quyền đăng ký tham dự hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận về những nội dung mà đại biểu quan tâm.
Thứ hai, trách nhiệm đối với cử tri:
+ Đại biểu quốc hội luôn luôn liên hệ chặt chẽ với cử tri, thường xuyên tiếp xúc và tìm hiểu mọi tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
+ Thu nhập cũng như phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan.
+ Phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
+ Tiếp xúc với cử tri theo như chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc.
+ Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm.
+ Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và Quốc hội trong quá trình tiếp xúc với cử tri.
+ Trong trường hợp cần thiết, cử tri hoặc đại diện cử tri có thể góp ý kiến với đại biểu Quốc hội tại hội nghị cử tri do Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương tổ chức.
Thứ ba, trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân:
+ Phải có trách nhiệm tiếp đón công dân theo đúng quy định.
+ đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
+ Có trách nhiệm thực hiện đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn.
+ Đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại nếu như xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật.
+ Đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết khi thấy cần thiết.
5. Đại biểu quốc hội có những quyền nào?
Thứ nhất, quyền trình dự án luật, pháp lệnh và quyền kiến nghị:
+ Quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Được tư vấn, hỗ trợ trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ về dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo quy định.
Thứ hai, quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội:
+ Có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.
+ Đối với đại biểu Quốc hội không phải là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền đăng ký tham dự phiên họp do Hội đồng, Ủy ban tổ chức để thảo luận về những nội dung mà đại biểu quan tâm.
Thứ ba, quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu: quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu theo quy định.
Thứ tư, có quyền chất vấn:
+ Được quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Thứ năm, có quyền kiến nghị:
+ Đại biểu được quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề nếu thấy cần thiết.
Thứ sáu, được quyền yêu cầu khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ bảy, được quyền yêu cầu cung cấp thông tin.
Thứ tám, được quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Hiến pháp năm 2013.
Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH Luật tổ chức quốc hội.
THAM KHẢO THÊM: