Hoạt động cung cấp chứng cứ và chứng minh là hoạt động cơ bản, là cơ sở để các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cũng là căn cứ để tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng. Vậy các tình tiết nào sẽ không cần phải chứng minh trong tố tụng dân sự?
Mục lục bài viết
1. Các tình tiết không phải chứng minh trong tố tụng dân sự:
Theo từ điển tiếng Việt, thì chứng minh là khái niệm dùng để chỉ lý lẽ, suy luận, bằng chứng để chỉ rõ ra điều gì đó là đúng hoặc không đúng.
Trong tố tụng dân sự, chứng minh là một dạng hoạt động, cụ thể là hoạt động sử dụng chứng cứ với mục đích tái hiện lại trước tòa án vụ việc dân sự đã xảy ra trong quá khứ một cách chính xác và tỉ mỉ nhất, qua đó, tòa án có thể khẳng định có hay không có các sự kiện, tình tiết khách quan làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối của các bên được sự trong vụ việc dân sự. Theo đó có thể hiểu, chứng minh trong tố tụng dân sự là tổng thể các hoạt động của tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ dựa trên quy luật của hoạt động nhận thức các quy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng, tập quán, và các tình tiết, sự kiện cần chứng minh, và bằng niềm tin nội tâm của các chủ thể chứng minh trong mỗi một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, nhằm mục đích sử dụng chứng cứ để xác định sự thật khách quan của vụ việc dân sự.
Tuy nhiên, không phải các tình tiết và sự kiện nào cũng bắt buộc cần phải chứng minh. Cũng có những tình tiết không cần phải chứng minh. Căn cứ theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về các tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh. Cụ thể như sau:
– Các tình tiết và sự kiện sau đây sẽ không cần phải thực hiện hoạt động chứng minh. Cụ thể bao gồm:
+ Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết, đồng thời được cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án thừa nhận;
+ Những tình tiết, những sự kiện đã được xác định cụ thể trong bản án, xác định trong quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác đã có hiệu lực pháp luật;
+ Các tình tiết, sự kiện đã được ghi nhận trong văn bản và được thực hiện thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hợp pháp. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán có thể yêu cầu các đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng hoặc chứng thực xuất trình các bản gốc, bản chính.
– Trong trường hợp một bên đường sự thừa nhận rằng không phản đối những tình tiết, sự kiện, giấy tờ tài liệu, văn bản, kết luận của các cơ quan chuyên môn mà bên đường sự còn lại đưa ra thì bên đường sự đó cũng không cần phải có nghĩa vụ chứng minh;
– Đương sự có người đại diện tham gia hoạt động tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện cũng sẽ được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu sự thừa nhận đó không vượt quá phạm vi đại diện.
Theo đó, nếu thuộc 03 trường hợp nêu trên thì sẽ được xem là các tình tiết không phải chứng minh trong tố tụng dân sự.
2. Nghĩa vụ chứng minh tình tiết, sự kiện trong tố tụng dân sự được quy định thế nào?
Bên cạnh những trường hợp ngoại lệ đối với các tình tiết và sự kiện không cần phải chứng minh, thì pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh đối với các tình tiết, sự kiện trong tố tụng dân sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ chứng minh như sau:
– Đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cần phải thu thập, cung cấp các loại giấy tờ tài liệu cho tòa án, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
+ Người tiêu dùng thực hiện thủ tục khởi kiện sẽ không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị kiện sẽ cần phải có nghĩa vụ chứng minh rằng mình không có lỗi gây ra thiệt hại cho khách hàng căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Đương sự được xác định là người lao động trong vụ án lao động tuy nhiên không cung cấp cho tòa án các loại giấy tờ, tài liệu chứng cứ vì lý do tài liệu chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý và lưu giữ thì người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm cung cấp và giao nộp các loại giấy tờ tài liệu, chứng cứ cho tòa án. Trong trường hợp người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt
+ Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
– Được sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình thì bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản, đồng thời cần phải thu thập và cung cấp cho tòa án các loại giấy tờ tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối của mình là hợp pháp và có căn cứ;
– Các cơ quan tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền lợi công cộng, lợi ích của nhà nước hoặc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người khác bắt buộc cần phải thu thập tài liệu giấy tờ, chứng cứ để giao nộp cho tòa án, chứng minh cho quá trình khởi kiện và yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ. Tổ chức xã hội tham gia vào quá trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ không cần phải có nghĩa vụ chứng minh lỗi của các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng;
– Các đương sự có trách nhiệm và nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh tuy nhiên không đưa ra được chứng cứ, hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì tòa án sẽ tiến hành hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ mà đương sự đã thu thập được trong hồ sơ vụ việc.
3. Chủ thể nào thực hiện hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6, Điều 21, Điều 70, Điều 76, Điều 85 và Điều 97 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, có thể xác định các chủ thể thực hiện chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm:
– Đương sự;
– Người đại diện của đương sự;
– Tòa án nhân dân;
– Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình thực hiện hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, phúc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong đó, tòa án thực hiện hoạt động chứng minh khi thuộc các trường hợp sau:
– Đương sự đã áp dụng đầy đủ biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ tuy nhiên đương sự vẫn không tự thu thập được và đương sự có yêu cầu tòa án thực hiện;
– Lấy lời khai của các đương sự, lấy lời khai của người làm chứng;
– Thực hiện hoạt động trưng cầu giám định;
– Đối chất giữa các đương sự với nhau, đối chất giữa đương sự và người làm chứng;
– Xem xét thẩm định tại chỗ;
– Ra quyết định định giá tài sản hoặc yêu cầu thẩm định giá tài sản;
– Ủy thác thu thập tài liệu, xác minh tài liệu, chứng cứ …
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
THAM KHẢO THÊM: