Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định mới nhất? Hướng dẫn các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015?
Một người đầy đủ năng lực hành vi hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội thì đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hình phạt của người phạm tội sẽ do Tòa án quyết định trên cơ sở căn cứ vào quy định của
Hiện nay, trong các văn bản của pháp luật hiện hành, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015,
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định chung về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- 2 2. Các tình tiết được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- 2.1 2.1. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi của người phạm tội
- 2.2 2.2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến tính chất của hành vi phạm tội
- 2.3 2.3. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến hoàn cảnh phạm tội
- 2.4 2.4. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân của người phạm tội
- 2.5 2.5. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Quy định chung về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Về các “tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”, hiện nay trong
– Về đặc điểm: Các tình tiết trách nhiệm hình sự được xác định là căn cứ để Tòa án giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho một người khi quyết định hình phạt phải là những tình tiết được quy định cụ thể tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi điểm a, b Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu đã đã được xác định là dấu hiệu để định tội hoặc định khung hình phạt thì sẽ không được coi là tình tiết giảm nhẹ là cơ sở để Tòa án quyết định hình phạt cho người phạm tội nữa. Điều đó có nghĩa là không thể áp dụng hai lần một tình tiết giảm nhẹ đối với một tội phạm khi xác định về mức án phạt, khung hình phạt đối của hành vi phạm tội.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình phạt, dù thể hiện dưới hình thức nào, trong trường hợp nào đều mang tính chất giúp mô tả hành vi cũng như mặt tâm lý, trạng thái của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội, mức độ ảnh hưởng của hành vi phạm tội trong sự tương quan với thế giới khách quan, thể hiện mức độ nguy hiểm của tội phạm cũng giảm đi so với tình huống phạm tội thông thường.
– Ý nghĩa và căn cứ áp dụng:
Mỗi một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đều thể hiện ý nghĩa và mức độ ảnh hưởng đối với việc quyết định hình phạt đối với từng hành vi phạm tội là khác nhau. Mặc dù pháp luật không quy định với mỗi tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ được giảm bao nhiêu năm tù, hay có được hưởng phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hay không… Tuy nhiên, có thể thấy, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ, cơ sở để dựa vào đó Tòa án quyết định hình phạt cụ thể cho từng tội phạm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, quy định về khung hình phạt của tội phạm, và nguyên tắc nhân đạo trong việc xác định hình phạt.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của
+ Nếu một người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a, b Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội có thể được Tòa án quyết định áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà họ phạm vào, tuy nhiên, mức hình phạt này phải nằm trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn.
+ Ngoài ra, việc người phạm tội có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên thì đây cũng được xác định là một trong những điều kiện bắt buộc để người phạm tội bị kết án phạt tù được xem xét được hưởng án treo theo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
Trên cơ sở phân tích nêu trên, cho dù tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được thể hiện dưới hình thức như thế nào, và mức độ ảnh hưởng đối với từng vụ án hình sự được xác định ra sao thì đây đều là những tình tiết có lợi cho người phạm tội, là cơ sở để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
2. Các tình tiết được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Như đã phân tích, trong quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về khái niệm “tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”, tuy nhiên, có quy định liệt kê các tình tiết được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, và được hướng dẫn thêm tại
2.1. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi của người phạm tội
Căn cứ theo quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bởi điểm a, b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 thì nhóm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi của người phạm tội bao gồm các tình tiết sau đây:
– Người phạm tội đã kịp thời ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm do mình gây ra.
Tình tiết này được hiểu là hành vi của người phạm tội khi đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã kịp thời nhận thức rõ và có những hành vi nhất định nhằm ngăn chặn, hay là giảm bớt hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Tức là người phạm tội đã kịp thời hiểu và mong muốn giảm bớt, hạn chế hậu quả có thể xảy ra với người thiệt hại.
Ví dụ: Lợi dụng lúc đêm đã khuya, cả nhà ông A đều đã ngủ say, và cửa sổ đã không chốt, nên B đã trèo tường, cạy cửa, lẻn vào nhà và lấy cắp hai chiếc máy tính trị giá 23 triệu/mỗi máy, 4 chiếc điện thoại di động, hai ví tiền chứa nhiều tiền mặt, và thẻ tiết kiệm cũng như nhiều giấy tờ quan trọng khác. Sự việc hoàn toàn diễn ra “trót lọt” và anh B đã chiếm đoạt được những tài sản có giá trị này và không bị ai phát hiện.
Tuy nhiên, do là người cùng xóm, nên anh B vô tình nghe được thông tin từ những người hàng xóm của ông A rằng số tiền trong ví là số tiền ông A tích cóp được, vừa mới rút ngân hàng để chữa bệnh tim cho con gái, nay bị trộm lấy mất nghĩa là cơ hội sống của con ông A ngày càng mong manh và ông A đang rất khó khăn trong việc vay tiền để chữa bệnh cho con. Hơn nữa toàn bộ giấy tờ bị mất cắp đều là giấy tờ quan trọng, rất khó làm lại.
Nghe vậy, anh B cũng có chút động lòng, và để chứng tỏ mình là “một tên trộm có lương tâm”, nên tối hôm sau, lợi dụng gia đình ông A đã đi ngủ, B đã trèo tường, ném ví đựng tiền và giấy tờ trong ví vào trong nhà ông A để trả lại, không quên kèm theo tờ giấy nhắn bằng chữ in hoa “Tôi trả lại tiền và giấy tờ, còn điện thoại và máy tính thì tôi lỡ dùng rồi”. Sau đó một thời gian thì qua quá trình điều tra của cơ quan công an, B bị bắt.
Có thể thấy, trong trường hợp này, hành vi của B là hành vi trộm cắp tài sản, với trị giá tài sản trên 23 triệu đồng, tuy nhiên, trong quá trình phạm tội, B đã tự mang trả một phần tài sản mà mình trộm được, đã kịp thời làm giảm bớt thiệt hại mà hành vi trộm cắp mà mình gây ra. Tình tiết B tự nguyện trả lại một phần tài sản đã trộm nêu trên có thể được xác định là tình tiết có tác dụng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội – ở đây là B.
– Bản thân người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả của thiệt hại xảy ra và đã có hành vi bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra cho người khác.
Trường hợp này, người phạm tội đã thực hiện xong hành vi phạm tội và đã gây thiệt hại cá nhân, tổ chức khác. Thiệt hại đó có thể là tài sản, có thể về sức khỏe, hoặc về tính mạng con người. Tình tiết “tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả có thiệt hại hay đã có hành vi bồi thường thiệt hại” thường thể hiện thái độ hối lỗi của người phạm tội, thể hiện mong muốn được bù đắp những thiệt hại và tổn thương cho người bị thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra. Tình tiết này thường thể hiện ở việc:
+ Bị cáo đã tự nguyện, dùng tiền và tài sản của mình để sửa chữa, khắc phục thiệt hại, hay bồi thường cho bên bị thiệt hại bởi hành vi phạm tội của mình gây ra. Nếu bị cáo là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) và mặc dù không tác động nhưng cha, mẹ hoặc thân nhân khác của người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, khắc phục thiệt hại bằng việc sử dụng tài sản của họ hoặc tài sản riêng của bị cáo để thực hiện việc bồi thường thì trường hợp này cũng được xác định là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
+ Trường hợp bị cáo hoặc gia đình, cha, mẹ của bị cáo (trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên) đã tự nguyện sửa chữa, khắc phục, bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra nhưng người bị thiệt hại, hoặc đại diện của người bị thiệt hại đã không đồng ý, không chịu nhận số tiền bồi thường này và số tiền này đã được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan thi hành án để sẵn sàng bồi thường cho người bị thiệt hại sau này. Trường hợp này, mặc dù người bị thiệt hại chưa nhận khoản tiền bồi thường, hỗ trợ khắc phục thiệt hại, nhưng việc chưa nhận được số tiền này xuất phát từ việc không chấp nhận của bản thân người bị thiệt hại, chứ không phải là do bị cáo hay người thân của bị cáo không bồi thường, nên không thể phủ nhận thiện chí, thái độ mong muốn bù đắp của bị cáo và gia đình bị cáo. Vậy nên, tình tiết này vẫn được ghi nhận là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
+ Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực thuyết phục, tác động để cha, mẹ, hoặc anh, chị em của mình thực hiện việc bồi thường cho bên bị thiệt hại bởi hành vi phạm tội của mình gây ra.
+ Bị cáo không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại mặc dù có hành vi phạm tội, nhưng vẫn tự nguyện thực hiện hoặc thuyết phục người thân của mình bồi thường, sửa chữa hậu quả phát sinh đối với bên bị thiệt hại bởi hành vi phạm tội của họ gây ra.
+ Bị cáo hoặc gia đình bị cáo (trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên) không xuất trình được chứng cứ chứng minh họ đã sửa chữa, bồi thường thiệt hại, nhưng bên bị thiệt hại vẫn ghi nhận nội dung này và xác nhận về việc hiện đang cất giữ số tài sản này để chuẩn bị cho việc bồi thường thiệt hại sau này.
Ví dụ: Do tức giận về việc anh A thường xuyên nhục mạ, mắng chửi, xúc phạm mình về việc chưa trả được số tiền vay cho anh A, nên B vì quá tức giận nên trong quá trình cãi vã với anh A, đã dùng rìu đập phá ô tô của anh A đang đậu trước cửa nhà. Giá trị thiệt hại ước tính 300.000.000 đồng. Hành vi của anh B đã bị anh A tố cáo lên cơ quan công an. Anh B, sau quá trình điều tra của cơ quan công an, đã bị khởi tố về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Qua quá trình điều tra, nhận thức rõ được hậu quả của hành vi mình đã gây ra, kết hợp với tâm lý lo lắng, sợ hãi vì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, anh B đã tự huy động vay mượn, kết hợp tài sản hiện có của mình để bồi thường cho anh A. Sự việc bồi thường cho anh A được cơ quan điều tra ghi nhận. Có thể thấy, việc anh B tự nguyện thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho anh A đã cho thấy sự ăn năn hối cải, mong muốn được bù đắp thiệt hại của anh B, và hành vi này được xác định như một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
2.2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến tính chất của hành vi phạm tội
Cũng căn cứ trên cơ sở quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên, thì các tình tiết thuộc nhóm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi phạm tội sẽ bao gồm:
– Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Phòng vệ chính đáng, theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, là trường hợp dùng để hành vi của người phạm tội khi chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của mình, của người khác hoặc của Nhà nước để bảo vệ những quyền và lợi ích này, trong một tình thế bắt buộc không thể làm khác.
Còn hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả một cách không cần thiết, không phù hợp với tính chất phạm tội và mức độ nguy hiểm của hành vi đang xâm hại đến quyền và lợi ích người phạm tội, của tập thể hoặc của Nhà nước…
Mặc dù người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thực hiện hành vi phạm tội khi đang cố gắng bảo vệ quyền, lợi ích của mình hoặc của người khác, và họ không mong muốn thực hiện hành vi phạm tội hay gây thiệt hại cho bên bị thiệt hại mà chỉ nhằm mục đích để ngăn chặn hành vi phạm tội từ bên bị thiệt hại. Do vậy, việc quy định nội dung này như một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một sự cần thiết, nhằm khuyến khích ý thức ngăn ngừa tội phạm, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, nhưng đồng thời cũng để cho người phạm tội biết được giới hạn của mình khi thực hiện việc phòng vệ chính đáng.
Ví dụ: Trong một lần đi làm về muộn, anh A phát hiện có hai thanh niên quăng bẫy và đang kéo cần câu câu con chó quý của mình. Để ngăn chặn việc “câu chó” thành công của hai thanh niên này, anh A đã cầm gậy đá vào hai người kia, đồng thời hô to cho dân làng biết để ngăn chặn. Hai người này bị đá rơi xuống đầu nên có bị thương đồng thời do bị giật mình nên hai thanh niên này đã quay xe bỏ chạy, làm rơi cả cần câu.
Nhưng anh A cùng dân làng vẫn đuổi theo, với ý nghĩ “phải dạy cho chúng nó một bài học” khi tình trạng trộm chó xảy ra càng nhiều. Anh A cùng dân làng sau khi chạy đuổi đã bắt lại và đánh đập hai thanh niên này đến chết. Có thể thấy rằng, mặc dù mục đích ban đầu của anh A là ngăn chặn việc hai thanh niên đang trộm chó của mình, đây là hành động cần thiết để ngăn chặn việc trộm chó của hai thanh niên kia.
Nhưng dù sao cũng là mạng người, và việc anh A, cùng dân làng tiếp tục ráo riết đuổi theo dù hai thanh niên này đã bỏ “cần câu chó” để “chạy lấy người” và đánh đập họ đến chết thì đây là hành vi vượt quá phòng về chính đáng, phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Tuy nhiên, việc thiệt hại xảy ra chỉ nhằm mục đích để ngăn chặn hành vi trộm cắp của hai người thanh niên kia cũng cần được xem xét như một tình huống vượt quá phòng vệ chính đáng để xem xét giảm nhẹ tội cho anh A.
– Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, tình thế cấp thiết được hiểu là tình huống buộc người phạm tội không thể nào làm khác được, không còn cách nào khác ngoài việc buộc phải gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa nếu muốn giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra đối với quyền và lợi ích của mình, của tập thể hoặc của Nhà nước.
Trên cơ sở này, thì việc “phạm tội vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết” được hiểu là hành vi gây thiệt hại, hoặc hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, gây ra thiệt hại không phù hợp với thiệt hại cần ngăn ngừa.
Ví dụ: Đang lưu thông trên đường, anh A và anh B phát hiện hai người thanh niên vừa thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác. Nhằm lấy lại túi xách và vòng vàng cho người bị thiệt hại, hỗ trợ trong việc bắt người phạm tội, thể hiện tính chất “hiệp sĩ” của mình, anh A và B đã điều khiển xe rượt đuổi hai thanh niên kia, áp sát rồi dùng chân đạp để xe của hai thanh niên kia ngã ra nhằm mục đích ngăn chặn hành vi chạy trốn của hai người này.
Tuy nhiên, do đường đèo, gần vực, lại áp sát xe của hai thanh niên quá nên khi vung chân đạp xe của hai thanh niên phạm tội, anh B đã làm cho hai người này bị rơi xuống vực, dẫn đến tử vong. Mặc dù thiện chí lấy lại tài sản cho người bị thiệt hại, ngăn chặn hành vi phạm tội là tốt, tuy nhiên, việc vung chân quá đà, áp sát xe trong khi xe đang đi ven sườn núi dẫn đến cái chết cho hai thanh niên cướp giật thì là hành vi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên việc họ bị phạm tội trong tình thế cấp thiết, với động cơ không mong muốn người phạm tội bị chết mà chỉ muốn ngăn chặn hành vi phạm tội thì cũng cần được xem xét như một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ.
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
2.3. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến hoàn cảnh phạm tội
– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
Tình tiết này được áp dụng trong những trường hợp người phạm tội trong hoàn cảnh “bất đắc dĩ”, tình thế khách quan buộc người phạm tội phải thực hiện hành vi phạm tội.
2.4. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân của người phạm tội
– Người phạm tội lần đầu thực hiện hành vi phạm tội và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
Tình tiết này thể hiện ở việc người phạm tội lần đầu thực hiện hành vi phạm tội mà tính chất mà tội phạm của họ phạm phải là tội ít nghiêm trọng, tức là tội có mức độ ảnh hưởng và thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội không nghiêm trọng mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này theo quy định của Bộ luật hình sự là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
– Người phạm tội phạm tội do lạc hậu;
Việc phạm tội do lạc hậu được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là hoàn toàn hợp lý khi xem xét đến trình độ học vấn và mức độ nhận thức của người phạm tội khi bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng lạc hậu, những lối sống phong tục lâu đời.
– Người phạm tội là phụ nữ có thai;
Đây là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tạo điều kiện giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là người phụ nữ đang mang thai, thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật đối với “thai phụ”, đảm bảo cho họ sớm hoàn lương làm lại cuộc đời.
– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
2.5. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
– Người phạm tội trước khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện đã tự mình tự thú về hành vi phạm tội của mình.
Tình tiết này thường được áp dụng trong trường hợp người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội, đã tự nhận thức được lỗi lầm của mình, ăn năn hối cải, tự nguyện liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để thú nhận về hành vi phạm tội của mình, dù chưa bị phát hiện về hành vi phạm tội.
Ví dụ: Do mâu thuẫn, tranh cãi về chuyện ngoại tình của đối phương, mà anh A trong lúc nóng giận đẩy qua đẩy lại, đập đầu chị C – người yêu anh A vào góc tường dẫn đến tổn thương phần đầu, mất máu nhiều dẫn đến cái chết. Sự việc xảy ra, anh A đã rất sợ hãi, và lo lắng vì mình đã giết chết người mình yêu. Tuy nhiên, người chết thì không thể sống lại, cảm giác tội lỗi khi đã thực hiện hành vi giết người – mà lại là người mình yêu đã khiến cho anh A rất hối hận, tự nguyện lên tự thú với cơ quan công an, dù cơ quan công an chưa phát hiện ra hành vi phạm tội này. Hành vi giết chị C của anh A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, việc anh A tự thú cũng sẽ được xem xét như một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Người phạm tội đã nhận ra được tội lỗi của mình, có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
Khi người phạm tội ăn năn hối cải, nhận ra được lỗi lầm của mình thì họ hoàn toàn xứng đáng để được nhận sự khoan hồng từ pháp luật, nó khác với việc quay co chối tội, làm ảnh hưởng đến công tác điều tra, tiếp cận với sự thật của vụ án ở một số người phạm tội khác. Do vậy, xem xét việc ăn năn hối cải của người phạm tội như một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là điều hoàn toàn phù hợp với chính sách nhân đạo của pháp luật.
– Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Tình tiết này được áp dụng khi người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố đã kịp thời hợp tác, chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra tội phạm để giải quyết vụ việc hình sự một cách triệt để.
Ví dụ: Anh C bị cơ quan công an bắt quả tang về hành vi buôn bán ma túy trái phép. Sau khi bị bắt, dưới sự thuyết phục của cơ quan có thẩm quyền, đồng thời với mong muốn giảm nhẹ trách nhiệm, anh C – từng là “chân rết” của các “đại ca có máu mặt” đã phối hợp với cơ quan điều tra để truy tìm, triệt phá đường dây ma túy lớn mà anh C từng tham gia. Hành vi của anh C đã giúp cơ quan điều tra bắt được những “ông lớn”, chủ mưu của đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia này, đây là một trong những tình tiết để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho anh C.
– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
Tình tiết này thường được hiểu là việc người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm cho đến khi bị xét xử không những đã ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hiện ra tội phạm, bắt kẻ tội phạm hoặc có hành vi khác vì lợi ích của Nhà nước, tập thể, hoặc của người khác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận.
Như vậy, không phải tình tiết nào cũng được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà chỉ có những tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, hoặc những tình tiết được Tòa án nhận định trong bản án mới được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Dù thể hiện dưới hình thức nào, thì việc quy định về những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đều mang ý nghĩa thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật, là căn cứ xác định hình phạt cụ thể cho người phạm tội trên cơ sở xem xét các yếu tố về nhân thân, về hoàn cảnh phạm tội, về yếu tố tâm lý, đặc điểm tâm lý của người phạm tội. Chính bởi vậy, nghiên cứu về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một điều cần thiết trong việc xét xử tội phạm.