Những cá nhân có thu nhập chịu thuế đủ điều kiện đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi có căn cứ xác định số tiền thuế mà họ đã nộp vượt quá số thuế phải nộp thì sẽ được xem xét để hoàn thuế. Vậy cách tính số tiền thuế thu nhập cá nhân được hoàn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân:
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Hướng dẫn tại Mục II.3 Thông tư 84/2008/TT-BTC cá nhân không phân biệt là đang cư trú hay không cư trú tại Việt Nam mà có thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định thì đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, những cá nhân này sau khi nộp thuế có thể được hoàn thuế nếu như số tiền mà họ đã nộp cho cơ quan nhà nước được xác định rơi vào một trong các trường hợp đã quy định tại Khoản 2 Điều 8
– Một, cá nhân đóng thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan nhà nước với số tiền thuế lớn hơn số thuế mà họ có nghĩa vụ phải nộp theo quy định của pháp luật.
– Hai, trường hợp cá nhân đã hoàn tất việc nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng sau quá trình kiểm tra, rà soát lại xác định mức thu nhập của họ vẫn chưa đến mức phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan nhà nước.
– Ba, ngoài hai trường hợp trên, trong một số trường hợp đặc thù nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thì cá nhân cũng có thể được hoàn thuế đối với thuế thu nhập cá nhân đã nộp.
2. Điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân:
Theo quy định của
– Một là, cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân phải thuộc vào một trong những trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
– Hai là, cá nhân có thu nhập chịu thuế phải đã hoàn tất thủ tục thực hiện đăng ký thuế, được cấp mã số thuế từ cơ quan thuế có thẩm quyền.
– Ba là, cá nhân thuộc vào trường hợp được hoàn thuế phải có đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế có thẩm quyền.
3. Cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân:
Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Hướng dẫn tại
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế (1) x Thuế suất (2)
Trong đó:
(1) Thu nhập chịu thuế: Được xác định là những khoản thu nhập của cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế sau khi đã được loại trừ các khoản giảm trừ theo quy định, cụ thể bao gồm các khoản sau:
– Giảm trừ về gia cảnh của người nộp thuế: Đây là khoản tiền giảm trừ chỉ được tính đối với những thu nhập mà người nộp thuế có được từ việc kinh doanh hoặc từ chính tiền lương, tiền công lao động của họ. Người nộp thuế được xem xét giảm trừ gồm hai khoản sau:
+ Giảm trừ đối với trực tiếp người nộp thuế trên cơ sở số tiền là 4 triệu đồng/ tháng.
+ Giảm trừ với những người thân của người nộp thuế được xác định là những người phụ thuộc của họ với mức giảm một tháng là 1,6 triệu đồng cho các đối tượng là con (bao gồm những con chưa thành niên và con bị tàn tật) và những người phụ thuộc khác không có hoặc có thu nhập không đảm bảo (Ví dụ: con đang là sinh viên, vợ chồng, bố mẹ không có khả năng lao động, người phải trực tiếp nuôi dưỡng,…)
– Giảm trừ do đóng góp từ thiện, nhân đạo, bao gồm các khoản tiền mà người nộp thuế sử dụng để đóng góp vào các cơ sở, các tổ chức về nhân đạo, từ thiện cho trẻ em, người tàn tật,…
(2) Thuế suất: Mức thuế suất để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định tùy theo loại thu nhập phát sinh.
Ví dụ: Mức thuế suất được áp dụng đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công là 20%; từ đầu tư vốn là 5%; chuyển nhượng vốn là 0.1%; từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là 2%,…
Trên cơ sở quy định của pháp luật về cách tính thuế thu nhập cá nhân như trên, khi có căn cứ xác định thuế thu nhập cá nhân mà đối tượng nộp thuế đã nộp có phát sinh hoàn thuế họ cần thực hiện thủ tục để được hoàn thuế theo trình tự như sau:
Bước 1: Người có yêu cầu hoàn thuế thực hiện việc nộp hồ sơ đến cơ quan thuế có thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 28
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT- BTC) bao gồm các giấy tờ sau:
– Văn bản theo mẫu quy định có nội dung đề nghị hoàn trả thuế thu nhập cá nhân thuộc trường hợp được hoàn trả
– Các chứng cứ thể hiện về việc người nộp thuế đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình như chứng từ, biên lai về việc nộp thuế. Đồng thời phải có cam kết hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về tính xác thực của những tài liệu này trước cơ quan thuế.
Lưu ý:
Riêng đối với trường hợp nếu người nộp thuế tự mình thực hiện yêu cầu đề nghị hoàn thuế với cơ quan thuế có thẩm quyền thì không phải nộp hồ sơ. Theo đó họ chỉ cần ghi số thuế phải hoàn trả vào tờ khai quyết toán thuế theo mẫu quy định.
Bước 2: Cơ quan thuế có thẩm quyền thực hiện kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
Theo quy định tại Điều 58
Bước 3: Cơ quan thuế hoàn tất thủ tục hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Sau khi thực hiện kiểm tra hồ sơ về thuế mà đối tượng nộp thuế đã nộp, thủ trưởng cơ quan thuế có thẩm quyền có trách nhiệm phải ban hành Quyết định hoàn thuế cho người yêu cầu trên cơ sở số thuế thu nhập cá nhân mà họ được hoàn.
4. Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi: Luật sư Dương Gia Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho cá nhân về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và thủ tục thanh quyết toán thuế như sau: Tôi nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Trong quý I (tháng 1, 2, 3) năm 2017 cơ quan thanh toán tiền lương chất lượng quý IV năm 2016, thưởng Tết âm lịch, quyết toán tiền lương năm 2016 cho cá nhân tôi với tổng số tiền 155.995.569 đồng.
Cơ quan đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 15.599.557 đồng (tương đương 10% tổng thu nhập). Nếu cả năm 2017 tôi không còn nguồn thu nhập nào khác ngoài lương hưu thì tôi có được hoàn thuế không ? Nếu được hoàn thuế thì cơ quan nào hoàn thuế cho tôi ? Thủ tục hoàn thuế thế nào ? Xin trân trọng cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm chi trả thu nhập. Và theo quy định tại khoản 10, Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân thì tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng là thu nhập được miễn thuế. Như vậy, bạn sẽ không phải nộp thuế đối với khoản thu nhập từ lương hưu của bạn.
Do bạn không nói rõ bạn có người phụ thuộc hay không nên trong trường hợp này để biết bạn có được hoàn thuế hay không thì bạn phải xem xét là tổng thu nhập của bạn sau khi đã trừ các khoản giảm trừ có đủ để đóng thuế hay không.
Theo khoản 1 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 thì: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Điều này có nghĩa là với thu nhập hiện tại của bạn không tính tiền lương hưu sau khi giảm trừ gia cảnh mà tổng thu nhập nhập của bạn từ 9.000.000 đồng trở lên thì bạn vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân tính theo biểu lũy tiến từng phần.
Còn nếu bạn không còn thu nhập chịu thuế nữa thì bạn cũng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này sau khi quyết toán xong, nếu chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân sẽ được xem xét hoàn thuế thu nhập cá nhân. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế căn cứ theo Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
“2. Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
3. Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.”
– Về hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp thực hiện uỷ quyền quyết toán thì theo Điều 23
+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT – BTC
+ Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
– Trường hợp đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thì khi có nhu cầu hoàn thuế thu nhập cá nhân, không phải nộp hồ sơ hoàn thuế, mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu 47, hoặc chỉ tiêu 49 tại tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.
5. Quy định mới nhất về hoàn thuế thu nhập cá nhân:
Thuế là nguồn thu chính trong ngân sách nhà nước. Mọi kinh phí chi trả xây dưng cơ sở hạ tầng đường xá…đều xuất phát từ ngân sách nhà nước. Cá nhân, doanh nghiệp…là một trong các đối tượng chịu thuế. Thuế thu nhập cá nhân chính là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên có những trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế cần nộp thì cơ quan thuế xử lí như thế nào? Trường hợp đó có được hoàn thuế cho cá nhân không? Điều kiện như thế nào?
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc nhà nước trả lại số thuế thu nhập cá nhân mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho Ngân sách nhà nước trong một số trường hợp nhất định. Được hướng dẫn chi tiết tại Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi năm 2012 và Thông tư 111/2013/TTBC, Thông tư 156/2013/TTBTC và Thông tư 92/2015/TTBTC
Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân
Điều 8 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 hướng dẫn tại Điều 28 Thông tư 111/2013/TTBTC quy định về quản lý thuế và hoàn thuế. Theo đó, điều kiện cá nhân được hoàn thuế thu nhập cá nhân :
+ Chỉ những cá nhân có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế mới được hoàn thuế.
+ Cá nhân có số thuế TNCN nộp thừa trong năm tính thuế.
+ Cá nhân có số thuế nộp thừa không bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Việc cá nhân được hoàn thuế trong trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp ví dụ: số tiền thuế phải nộp là 9 triệu, số tiền thuế cá nhân đã nộp là 11 triệu thì cá nhân sẽ được hoàn thuế 2 triệu.
Hoặc cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế trong đó thu nhập tính thuế chính là tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân như tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp…trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản giảm trừ khác.Ngoài ra cá nhân được hoàn thuế khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân
– Trường hợp cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho đơn vị chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Theo Điều 23 Thông tư 92/2015/TTBTC sửa đổi, bổ sung Điều 53 Thông tư số 156/2013/TTBTC nếu đơn vị chi trả, sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của từng cá nhân, mà vẫn có nhu cầu hoàn thuế, thì thực hiện như sau: Nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TTBTC.
+ Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
– Trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế:
+ Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
+ Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế, mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu 47, hoặc chỉ tiêu 49 tại tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.
+ Đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có nhu cầu quyết toán thuế thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà lập tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 13/KK-TNCN, trong đó, cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào số thuế hoàn trả vào tài khoản người nộp thuế hoặc số thuế bù trừ vào kỳ sau. Như vậy, trường hợp có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Trình tự thủ tục tiến hành
Bước 1: Người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ và đến nộp cho cơ quan thuế (bộ phận hỗ trợ người nộp thuế) hoặc gửi qua đường bưu điện và tiếp nhận qua giao dịch điện tử.
Bước 2: Cơ quan thuế phân loại hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan thuế thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
+ Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau.
+ Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
Bước 4: Bộ phận pháp chế thuộc Tổng cục Thuế, Phòng thuộc Cục Thuế, Đội thuộc Chi cục Thuế sẽ thực hiện chức năng thẩm định pháp chế về thuế.
Bước 5: Căn cứ kết luận kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế thì Thủ trưởng cơ quan thuế duyệt hồ sơ hoàn thuế, ký quyết định hoàn thuế. Sau đó, chuyển quyết định hoàn thế đến các bộ phận có liên quan cơ quan thuế và lưu trữ theo chế độ quy định. Bộ phận “một cửa” trả kết quả giải quyết hồ sơ cho người nộp thuế đến nhận trực tiếp tại cơ quan thuế theo phiếu hẹn trả kết quả.
– Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế: chậm nhất là 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế cá nhân.