Bài viết này sẽ giới thiệu về các tiêu chí để phân tích và rút kinh nghiệm từ tiết dạy của giáo viên. Các tiêu chí này giúp đánh giá chất lượng của tiết dạy và cho phép giáo viên cải thiện và hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ đề cập đến một số lưu ý và kinh nghiệm khi phân tích và rút kinh nghiệm từ tiết dạy của giáo viên. Việc áp dụng các tiêu chí này sẽ giúp giáo viên đạt được chất lượng giảng dạy tốt hơn và học sinh sẽ có những trải nghiệm học tập tích cực hơn.
Mục lục bài viết
1. Các tiêu chí phân tích – rút kinh nghiệm tiết dự giờ:
1.1. Các tiêu chí cơ bản:
CÁC TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH – RKN TIẾT DỰ GIỜ | ||
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học | 1 | Xác định đầy đủ, hợp lý: mục tiêu, nội dung, phương pháp và các phương tiện, thiết bị dạy học trong kế hoạch dạy học. |
2 | Thiết kế rõ ràng, đầy đủ, hợp lý chuỗi hoạt động học của học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học. | |
2. Giáo viên tổ chức hoạt động học | 3 | Thực hiện sinh động việc chuyển giao nhiệm vụ học tập; tổ chức chuỗi hoạt động học đầy đủ, phù hợp; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ tích cực. |
4 | Vận dụng hiệu quả, sinh động các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; sử dụng và khai thác tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp. | |
5 | Mức độ hiệu quả hoạt động của Giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS. | |
6 | Kiến thức chính xác, khoa học; thực hiện hợp lý, hiệu quả việc lồng ghép các thông tin, kiến thức thực tiễn, tích hợp; hướng dẫn tự học. | |
3. Học sinh thực hiện hoạt động học | 7 | Học sinh tích cực, chủ động, hợp tác cùng nhau và cùng giáo viên trong thực hiện các hoạt động học tập. |
8 | Các đối tượng học sinh đều tham gia vào các hoạt động học, phù hợp với trình độ bản thân. | |
9 | Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. | |
10 | Học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng, thái độ vào các luyện tập, tình huống cụ thể, thực tiễn cuộc sống. |
1.2. Tiêu chí bổ sung:
Các tiêu chí phân tích và rút kinh nghiệm tiết dự giờ có thể được phân tích chi tiết hơn như sau:
*Mục tiêu giảng dạy
– Mục tiêu giảng dạy được đề ra rõ ràng, cụ thể và khả thi không?
– Mục tiêu giảng dạy có phù hợp với trình độ và nhu cầu học tập của học sinh không?
– Giáo viên đã giải thích và định hướng cho học sinh hiểu được mục tiêu giảng dạy là gì và cần làm gì để đạt được mục tiêu đó?
*Phương pháp giảng dạy
– Phương pháp giảng dạy được sử dụng có phù hợp với đối tượng học sinh không?
– Phương pháp giảng dạy có đa dạng, linh hoạt và thú vị để thu hút sự chú ý của học sinh không?
– Giáo viên đã sử dụng các công cụ giảng dạy, tài liệu hỗ trợ và kỹ thuật trình chiếu hiệu quả không?
* Trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh
– Giáo viên đã xem xét trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh trước khi giảng dạy không?
– Giáo viên đã giải thích bài học một cách rõ ràng, dễ hiểu để giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn không?
– Giáo viên đã giải đáp thắc mắc và tạo cơ hội cho học sinh hỏi, trao đổi và thảo luận không?
* Hoạt động trong lớp học
– Giáo viên đã tổ chức lớp học sao cho đảm bảo sự tương tác và tham gia tích cực của học sinh không?
– Giáo viên đã sử dụng các hoạt động nhóm, thảo luận, thực hành để tăng cường hiệu quả giảng dạy không?
– Giáo viên đã tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự phát triển cá nhân và tinh thần đồng đội cho học sinh không?
* Đánh giá kết quả học tập
– Giáo viên đã đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng cách, công bằng và đầy đủ không?
– Kết quả đánh giá có phản ánh đúng trình độ và năng lực của học sinh không?
– Giáo viên đã phản hồi kết quả đánh giá cho học sinh, đưa ra những lời khuyên
2. Cách nhận xét và đánh giá tiết dự giờ giáo viên hay:
Để nhận xét một tiết dạy hay, bạn có thể xem xét các tiêu chí sau:
– Mục tiêu bài học: Tiết học có đưa ra được mục tiêu rõ ràng, cụ thể và phù hợp với độ tuổi và trình độ học sinh hay không.
– Kế hoạch giảng dạy: Giáo viên có chuẩn bị kế hoạch giảng dạy cụ thể và có tổ chức các hoạt động trong tiết học một cách hợp lý hay không.
– Phương pháp giảng dạy: Giáo viên có áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu bài học và độ tuổi của học sinh hay không.
– Tương tác giáo viên-học sinh: Giáo viên có tạo ra môi trường học tập tích cực, tương tác tốt với học sinh và khuyến khích học sinh tham gia tích cực hay không.
– Sử dụng tài liệu giảng dạy: Giáo viên có sử dụng các tài liệu giảng dạy phù hợp và hữu ích cho học sinh hay không.
– Kết quả đạt được: Học sinh đã đạt được mục tiêu bài học hay không và giáo viên đã đánh giá và phản hồi đúng mức độ hiểu biết của học sinh hay không.
– Sự chuyên môn của giáo viên: Giáo viên có đủ chuyên môn, kiến thức để giảng dạy môn học của mình hay không.
– Sự tương tác của học sinh: Học sinh có tham gia tích cực vào các hoạt động trong tiết học hay không, họ có hiểu bài học và đóng góp ý kiến của mình không.
Tất cả các tiêu chí trên đều là quan trọng và cần phải được xem xét để đánh giá một tiết dạy hay. Ngoài ra, nhận xét của bạn cần được cụ thể, minh bạch và mang tính xây dựng để giáo viên có thể cải thiện chất lượng giảng dạy của mình trong tương lai.
3. Biên bản rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc .
__________oOo__________
BIÊN BẢN
V/v Tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy chuyên đề ……
theo hướng nghiên cứu bài học – Năm học ……
I/ -THỜI GIAN:
– Vào lúc ….. ngày …. tháng ….. năm ……
– Địa điểm : Phòng …..
– Người chủ trì :…….
– Thành phần : ……
II/ NỘI DUNG :
1- Tổ trưởng nêu mục đích và yêu cầu của phiên họp :
Qua dự giờ tiết dạy minh họa , các thành viên trong tổ góp ý tạo điều kiện cho GV dạy chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những cái tâm đắc, hoặc những điều chưa hài lòng về tiết dạy. Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ.
– Sau khi dự giờ người dự đưa ra minh chứng về những gì nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy .
– Lưu ý :không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong sinh hoạt CM theo NCBH.
2- Ý kiến của giáo viên dạy :
+ Đ/c ……… tự nhận xét giờ dạy như sau :
*Ưu điểm :
– Giáo viên có thời gian chuẩn bị.
– Tiết dạy đã được các thành viên trong tổ góp ý cho kế hoạch bài dạy , tiến trình dạy.
– Được trao đổi đóng góp từ các thành viên trong tổ để hạn chế tối đa những thiếu sót trong tiết dạy.
– Máy móc thiết bị hoạt động tốt, thuận lợi cho quá trình giảng dạy.
– Bài giảng thực hiện đúng kế hoạch.
* Hạn chế:
– ……
– ……
1) Nội dung 1 : ……
Tiêu chí 1- Nhận xét :
Ưu điểm:……..
Tồn tại:
– GV cần nắm bắt đối tượng học sinh có thể khai thác bằng hình ảnh và đặt câu hỏi thì học sinh sẽ để trả lời, vì đối tượng học sinh trong lớp yếu nhiều.
Tiêu chí 2- Nhận xét:
Ưu điểm:
– HS đều tham gia vào các hoạt động học, phù hợp với trình độ của bản thân.
– Có nhiều em năng nổ tích cực phát biểu bài nhiều lần.
Tồn tại:
– Học sinh tham gia vào các hoạt động chưa đồng đều, tập trung nhiều vào một số học sinh giỏi
– Còn một số em thiếu tập trung vào hoạt động học tập , chưa mạnh dạn, phát biểu
Tiêu chí 3- Nhận xét :
Ưu điểm:
– Kết quả học tập, học sinh nắm bài khá vững chắc các hoạt dộng của học sinh.
– Các em vận dụng linh hoạt có hiệu quả các kiến thức trong tiết học, nắm được kiến thức trọng tâm của bài.
Tồn tại:
– Nêu thêm vai trò của đường lưỡi bò cho học sinh như thế nào để học sinh phân tích.
Tiêu chí 4- Nhận xét:
Ưu điểm
– Thực hiện đầy đủ chuỗi hoạt động.
– Kỹ năng đạt câu phù hợp thực tế đúng yêu cầu .
– Liên hệ nhiều đến thực tế về : các địa điểm du lịch biển đảo .
Tồn tại:
2) Nội dung 2 : Giáo viên tổ chức hoạt động học
5- Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm:
– Giáo viên giao nhiệm vụ tổ chức thảo luận 3 nhóm số lượng học sinh nhiều
– Giải thích rõ ràng về các đặc quyền kinh tế .
– GV mở rộng kiến thức nhiều .có liên hệ thực tế , hình ảnh phù hợp hay .
– Tổ chức chuỗi hoạt động học đầy đủ, phù hợp lo gic.
Tồn tại: Sử dụng phương pháp phù hợp hơn để phát huy tích tích cực
6- Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm:
– GV vận dụng hiệu quả, sinh động các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực;
– Sử dụng và khai thác tốt các phương tiện, thiết bị dạy học.
Tồn tại: Không
7- Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm:
– GV phân tích đánh giá kết quả hoạt động của HS trong quá trình hoạt động khá kịp thời, đầy đủ.
Tồn tại: Không
8- Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm:
– Giáo dục kĩ năng sống ý thức bảo vệ môi trường biển,
– Có quan tâm hướng dẫn tự học, như việc ghi chép và giúp đỡ học sinh kịp thờì.
Tồn tại: Khâu thảo luận còn mất nội dung nhiều ,bởi câu hỏi thảo luận phạm vi quá rộng .
3) Nội dung 3 : Kế hoạch và tài liệu dạy học
9- Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm:
– Xác định đầy đủ và hợp lý: mục tiêu, nội dung.
– Phương pháp và các phương tiện, thiết bị dạy học trong kế hoạch bài học được khai thác kĩ , có ý tưởng hay .
Tồn tại: Không
10- Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm:
– Thiết kế bài học rõ ràng, đầy đủ, hợp lý chuỗi hoạt động học của học sinh có hệ thống.
– Kế hoạch bài học phù hợp với mục tiêu , nội dung dạy học. Đảm bảo nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng .
Tồn tại: Bên cạnh kĩ năng học sinh tự rút ra bài học thông qua tìm hiểu thì GV cũng cần có nội dung trình chiếu cho phần kiến thức bài học ( mục 1)
4- Tổ trưởng kết luận :
– Giáo viên đã thực hiện bài giảng đúng theo sự đóng góp ý kiến của tổ, Người dạy có nhiều sáng tạo.
– GV có sự chuẩn bị kĩ về nội dung, phương tiện dạy học .
– Chuyên đề đã giúp các các thành viên trong tổ có sự thay đổi cách nhìn, cách đánh giá học sinh qua giờ dạy.
– Các thành viên trong tổ cần nghiêm túc thực hiện các kết qảu nghiên cứu thực tế rút ra từ chuyên đề .
– Chú ý về cách bố trí chổ ngồi cho học sinh nên phân chia nhiều nhóm nhỏ , số lượng không hạn chế ,cố gắng làm sao để học sinh có tư thế ngồi thoải mái quan sát trên bản, thảo luận thuận lợi trong suốt tiết học .
– Không nhất thiết đánh giá hết các nhóm học sinh đã thảo luận mà có thể chọn 2 hoặc 3 nhóm để cho các nhóm khác nhận xét đánh giá . Như vậy sẽ không nhiều thời gian.
– Thống nhất thay đổi những nội dung còn hạn chế ở trên để áp dụng ở các lớp sau, năm sau.
Biên bản kết thúc vào lúc ………cùng ngày.
TỔ TRƯỞNG THƯ KÝ
……………..