Trong bất kỳ thiết kế, chế tác sản phẩm cơ khí nào đều cần tới bản vẽ kĩ thuật. Bản vẽ kĩ thuật là bản vẽ nhằm truyền tải tất cả các thông tin cần thiết để sản xuất một sản phẩm nhất định. Vậy các tỷ lệ ưu tiên sử dụng trên bản vẽ kĩ thuật trong mọi lĩnh vực được pháp luật ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng trên bản vẽ kỹ thuật mọi lĩnh vực:
Bản vẽ kĩ thuật là loại bản vẽ được sử dụng phổ biến, để các kỹ sư hiện thực hóa ý tưởng thông qua hình ảnh hai chiều hoặc hình ảnh ba chiều (2D hoặc 3D). Bản vẽ kĩ thuật sẽ tạo ra những hình ảnh chi tiết, cụ thể nhất, rõ ràng về tỷ lệ và kích thước, vì vậy chế tạo sản phẩm thông qua bản vẽ kĩ thuật gần như sẽ đạt được ý tưởng tuyệt đối. Đồng thời, bản vẽ kĩ thuật sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết thông tin liên quan đến kĩ thuật, giúp đơn giản hóa trong quá trình làm việc và sản xuất. Các tỷ là ưu tiên sử dụng bản vẽ kĩ thuật trong mọi lĩnh vực hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Tiểu mục 5.1 Mục 5 Ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7286:2003 (ISO 5455 : 1979) về bản vẽ kỹ thuật – tỷ lệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể như sau:
Loại tỉ lệ | Tỉ lệ quy định | Tỉ lệ quy định | Tỉ lệ quy định |
Tỉ lệ phóng to | 50:1 5:1 | 20:1 2:1 | 10:1 |
Tỷ lệ nguyên hình | 1:1 | 1:1 | 1:1 |
Tỉ lệ thu nhỏ | 1:2 1:20 1:200 1:2000 | 1:5 1:50 1:500 1:5000 | 1:10 1:100 1:1000 1:10000 |
Tuy nhiên cần phải lưu ý, do những áp dụng đặc biệt, nếu cần tỷ lệ phóng to hơn hoặc cần tỷ lệ thu nhỏ hơn so với các tỷ lệ có trong Bảng trên thì các chủ đầu tư hoàn toàn có thể mở rộng rãi các tỷ lệ quy định về cả 02 phía, với yêu cầu điều kiện là tỷ lệ cần dùng đó phải bằng tỷ lệ quy định nhân (x) với 10 mũ nguyên.
Đồng thời, trong một số trường hợp đặc biệt, xuất phát vì lý do chức năng, không thể áp dụng các tỷ lệ quy định trong Bảng thì có thể lựa chọn các tỷ lệ trung gian. Cụ thể như sau:
-
Tỷ lệ chọn một bản vẽ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của đối tượng cần mô tả và phụ thuộc vào mục đích của hình biểu diễn. Trong mọi trường hợp, tỷ lệ được lựa chọn bắt buộc phải đủ lớn để cho phép truyền đạt một cách dễ dàng, cụ thể, rõ nét các thông tin mô tả. Tỷ lệ và kích thước của vật thể sẽ có giá trị quyết định kích thước của bản vẽ chi tiết;
-
Những chi tiết quá nhỏ, hoặc những chi tiết không thể ghi được đầy đủ, chính xác, cụ thể kích thước ở hình biểu diễn chính thì bắt buộc phải được vẽ ở bên cạnh hình biểu diễn chính (theo kiểu hình chiếu riêng hoặc hình cắt) theo tỷ lệ lớn hơn.
2. Cách ghi tỉ lệ sử dụng trên bản vẽ kỹ thuật mọi lĩnh vực thế nào?
Cách ghi tỷ lệ sử dụng trên bản vẽ kĩ thuật mọi lĩnh vực hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Mục 4 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7286:2003 (ISO 5455 : 1979) về bản vẽ kỹ thuật – tỷ lệ của Bộ Khoa học và Công nghệ. Cụ thể như sau:
-
Ký hiệu của tỷ lệ được sử dụng trên bản vẽ bắt buộc phải được ghi trong khung tên của bản vẽ đó;
-
Trong trường hợp cần sử dụng nhiều tỷ lệ khác nhau trong cùng một bản vẽ thì chỉ có tỷ lệ chính được ghi cụ thể trong khung tên của bản vẽ, đối với các tỷ lệ còn lại sẽ được ghi ngay bên cạnh số chú dẫn phần tử trên bản vẽ của chi tiết tương ứng hoặc cũng có thể được ghi ngay bên cạnh chữ cái chỉ tên của hình chiếu (hoặc chữ cái chỉ tên của hình cắt) tương ứng.
Như vậy, bản vẽ kĩ thuật là loại giấy tờ, tài liệu thể hiện các thông tin kĩ thuật của sản phẩm, công trình dưới dạng bản vẽ và các ký hiệu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế, được sử dụng cho mục đích như: Chế tạo, thi công, kiểm tra, sử dụng. Và trong quá trình ghi tỷ lệ sử dụng trên bản vẽ kĩ thuật cần phải lưu ý một số vấn đề nêu trên.
3. Tỷ lệ sử dụng trên các bản vẽ kỹ thuật được chia thành mấy loại?
Tỷ lệ được định nghĩa tại tiểu mục 2.1 Mục 2 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7286:2003 (ISO 5455 : 1979) về bản vẽ kỹ thuật – tỷ lệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể như sau như sau:
-
Tỷ lệ (hay còn được gọi là Scales), đây là tỷ số giữa kích thước dài của một phần tử vật thể biểu diễn nhất định trong bản vẽ gốc so với kích thước dài thực của chính phần tử đó. Và tỷ lệ của một bản in hoàn toàn có thể khác với tỉ lệ của bản vẽ gốc;
-
Tỷ lệ nguyên hình (hay còn được gọi là Full scale): Tỷ lệ nguyên hình tương đương với tỷ số 1:1;
-
Tỷ lệ phóng to (hay còn được gọi là Enlargement scale): Tỷ lệ phóng to tương đương với tỷ số lớn hơn 1:1. Tỷ lệ này được gọi là lớn hơn do tỷ số của nó được tăng lên;
-
Tỷ lệ thu nhỏ (hay còn được gọi là Reduction scale): Tỷ lệ thu nhỏ tương đương với tỷ số nhỏ hơn 1:1. Tỷ lệ này được gọi là lớn hơn do tỷ số của nó bị giảm xuống;
-
Về ký hiệu. Ký hiệu đầy đủ bao gồm có chữ “TỈ LỆ” và tiếp sau đó là phần tỷ số, cụ thể như sau:
+ TỈ LỆ (1:1) theo quy định pháp luật sẽ áp dụng cho tỉ lệ nguyên hình;
+ TỈ LỆ (X:1) theo quy định pháp luật sẽ áp dụng cho tỉ lệ phóng to;
+ TỈ LỆ (1:X) theo quy định pháp luật sẽ áp dụng cho tỉ lệ thu nhỏ.
Ngoài ra, để trách trường hợp gây ra hiểu nhầm thì từ “TỈ LỆ” có thể được lược bỏ, không ghi.
Như vậy, bản vẽ kĩ thuật trình bày một số thông tin kĩ thuật dưới dạng hình vẽ và các ký hiệu theo những nguyên tắc thống nhất, bản vẽ kĩ thuật thường được vẽ theo tỷ lệ. Để tạo nên một bản vẽ kĩ thuật, thông thường sẽ có một số tiêu chuẩn áp dụng đặc biệt, tỷ lệ của bản vẽ kĩ thuật là tỷ lệ giữa kích thước các chi tiết thể hiện trên bản vẽ so với sản phẩm thực tế. Nhìn chung, bản vẽ kĩ thuật hoàn toàn có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi độ chính xác cao trong quá trình sản xuất hàng loạt, sản xuất theo dây chuyền. Ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật có thể dễ dàng bắt gặp trong nhiều ngành nghề như gia công cơ khí, chế tạo máy móc, xây dựng.
Thực tế, bất kỳ công trình hay bất kỳ sản phẩm nào khi chế tạo đều cần phải dựa vào bản vẽ kĩ thuật để có thể sản xuất phải xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy mà bản vẽ kĩ thuật được nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, làm cơ sở để kiểm tra đánh giá chất lượng của sản phẩm, cũng như có giá trị hướng dẫn người dùng trong quá trình vận hành, bảo dưỡng sản phẩm đó. Tất cả các vật thể được biểu diễn trên bản vẽ kĩ thuật đều được thể hiện theo tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ tốt nhất của bản vẽ kĩ thuật nên là (1:1) hoặc tỷ lệ phóng to, tỷ lệ thu nhỏ theo quy định tại Mục 2 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7286:2003 (ISO 5455 : 1979).
+ Tỷ lệ thu nhỏ như: 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; …
+ Tỷ lệ phóng to như: 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; …
Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần biết liên quan đến bản vẽ kĩ thuật và các tỷ lệ ưu tiên sử dụng trên bản vẽ kĩ thuật trong mọi lĩnh vực. Hy vọng rằng bài viết có thể đem đến cho quý độc giả nguồn kiến thức cần thiết trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến bản vẽ kĩ thuật.
THAM KHẢO THÊM: