Đại Việt luôn được xem là thời kì rực rỡ, huy hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ này các quốc gia đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả lĩnh vực như nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật ra đời. Sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết: Các thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt?
- 2 2. Một số thành tựu nổi bật cơ bản khác của văn minh Đại Việt:
- 2.1 2.1. Những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt:
- 2.2 2.2. Những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt:
- 2.3 2.3. Những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của nền văn minh Đại Việt:
- 2.4 2.4. Những thành tựu tiêu biểu về văn học và chữ viết của nền văn minh Đại Việt:
- 3 3. Một số tìm hiểu về cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt:
1. Các thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt?
– Lĩnh vực nông nghiệp:
+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng là lúa nước. Lúa nước là cây lương thực chính.
+ Thành lập các cơ quan chuyên trách, bảo vệ sức kéo, khai hoang, áp dụng kỹ thuật tiến bộ, du nhập và cải tạo giống cây mới.
+ Canh tác nông nghiệp yêu cầu phương thức sản xuất mới và phát triển. Công cuộc khai hoang đất nông nghiệp gắn với việc định cư xây dựng xóm làng, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
– Lĩnh vực Thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển: Dệt, gốm, sứ, luyện kim, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm,… Các nghề: đục gỗ, chạm khắc đá, giấy, sơn mài, kim hoàn,…
+ Thế kỷ XVI- XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng với các sản phẩm đa dạng và tinh xảo xuất hiện. Một số làng nghề thủ công còn tồn tại đến ngày nay như làng lụa Vạn Phúc, Gốm (Bát Tràng), tranh sơn dầu (Đông Hồ). Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà vua, quan lại triều đình. Các hoạt động chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội.
+ Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được sản phẩm để trao đổi với thương nhân nước ngoài.
– Lĩnh vực Thương nghiệp:
Thời Lý thì phát triển ở trang Vân Đồn (Quảng Ninh),… Thế kỉ XVII, các công ty như Công ty Đông Ấn Hà Lan, Công ty Đông Ấn Anh và các thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á,…. đến Đại Việt buôn bán.
2. Một số thành tựu nổi bật cơ bản khác của văn minh Đại Việt:
2.1. Những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt:
– Tổ chức bộ máy nhà nước không ngừng được hoàn thiện và củng cố từ trung ương đến địa phương.
– Bộ máy nhà nước chia thành lục bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công.
– Cấp hành chính trung ương gồm: vua, quan đại thần, các cơ quan giám sát
– Cấp trung ương bao gồm: đạo/thừa tuyên, phủ, huyện/châu, xã hoặc phường hoặc sách,…
– Nhà nước tăng cường quản lý xã hội thông qua luật pháp
– Năm 1042, dưới triều Lý Thánh Tông, ban hành bộ luật đầu tiên trong lịch sử là bộ luật Hình Thư, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam.
– Bộ luật dưới triều Trần, Hậu Lê và Nguyễn đều được ban hành ổn định trật tự xã hội. Nội dung chủ yếu trong các bộ luật là đề cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lực của giai tầng thống trị, bảo vệ lợi ích nhân dân, trong đó bao gồm cả quyền lợi phụ nữ
2.2. Những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt:
– Những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt:
+ Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp như đắp đê, tổ chức khai hoang,
+ Trong triều đình có nhiều chức quan quản lý, giám sát như Hà đê sứ, Khuyến nông sư, Đồn điền sứ.
– Phân tích những tác động của những thành tựu đó đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt:
+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng là lúa nước. Canh tác nông nghiệp yêu cầu phương thức sản xuất mới và phát triển.
+ Công cuộc khai hoang đất nông nghiệp gắn với việc định cư xây dựng xóm làng, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
+ Nhà nước tăng cường vận động nhân dân phòng thủ đắp đê ngăn lũ trên quy mô rộng lớn hình thành một hệ thống đê điều, thủy lợi hoàn chỉnh cả nước.
–> Cơ sở quan trọng nhất là thời đại tự chủ, độc lập của một quốc gia: Vì người dân Đại Việt – chủ nhân của nền văn minh Đại Việt được nhà nước chia ruộng và tổ chức khai khẩn đất hoang. Kinh tế nông nghiệp, việc đắp đê ngăn lũ lụt là những vấn đề nhiều triều đại phong kiến quan tâm. Canh tác, trồng lúa nước được tổ chức và thu hoạch theo thời vụ dựa trên sự quản lý của làng xã.
2.3. Những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của nền văn minh Đại Việt:
– Những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của nền văn minh Đại Việt:
+ Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền.
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Đến thời vua Lý Nhân Tông năm 1076, Văn Miếu trở thành Quốc Tử giám là nơi dạy học cho hoàng tử, công chúa trở thành trường Đại học đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Đến thời Lê Sơ năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh khắc tên các tiến sĩ vào bia đá Văn Miếu.
+ Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài
+ Năm 1076, vua Lý thành lập Quốc Tử Giam để dạy cho hoàng tử, công chúa.
+ Từ thời Trần thành lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập.
+ Có lớp học tư nhân ở các làng xã. Từ thời Lê Sơ, con em bình dân cũng được đi học, đi thi, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước.
2.4. Những thành tựu tiêu biểu về văn học và chữ viết của nền văn minh Đại Việt:
– Những thành tựu tiêu biểu về văn học và chữ viết của nền văn minh Đại Việt:
+ Chữ viết: Sáng tạo ra chữ Nôm. Triều Hồ và Tây Sơn khuyến khích sử dụng chữ Nôm trong văn tự. Thế kỷ thứ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời và được sử dụng.
+ Văn học chữ Hán: Phát triển và đạt nhiều thành tựu. Nội dung chủ yếu ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Thể loại chủ yếu là tiểu thuyết hồi chương, truyện ký…
+ Văn học chữ Nôm: Từ thế kỷ XIII- XVI – XIX, văn chương thời kỳ này thường ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người,…
+ Văn học dân gian: Duy trì và phát triển mạnh trong các thế kỷ XVI – XVIII, phản ánh tâm tư, tình cảm con người, đất nước với nhiều thể loại phong phú như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cổ tích,…
3. Một số tìm hiểu về cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt:
– Một số tìm hiểu về cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt:
+ Văn minh Đại Việt ra đời gắn liền với thời kỳ độc lập tự chủ đầu tiên vào thời Ngô Vương Quyền (938). Tồn tại và phát triển cùng các thời đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Tên gọi Đại Việt qua nhiều thời kỳ cũng có sự thay đổi: thời Đinh – Tiền Lê đặt tên nước là Đại Cồ Việt, thời Lý bắt đầu từ năm 1054 vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt, nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu (An vui lớn) và tên gọi Đại Việt là tên gọi có lịch sử dài nhất.
+ Cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt: Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc tiếp tục được bảo lưu và phát triển. Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Năm 905, Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ, là chủ An Nam đô hộ phủ. Năm 939, Ngô Quyền chính thức mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
+ Cơ sở quan trọng nhất là thời đại tự chủ, độc lập của một quốc gia: Vì người dân Đại Việt – chủ nhân của nền văn minh Đại Việt được nhà nước chia ruộng và tổ chức khai khẩn đất hoang. Kinh tế nông nghiệp, việc đắp đê ngăn lũ lụt là những vấn đề nhiều triều đại phong kiến quan tâm. Canh tác, trồng lúa nước được tổ chức và thu hoạch theo thời vụ dựa trên sự quản lý của làng xã.
– Quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt:
+ Thế Kỷ X: đây là giai đoạn văn minh Đại Việt định hình, thông qua các cuộc củng cố quyền lực chính quyền, phát triển kinh tế và văn hóa.
+ Thế kỷ XI – đầu thế kỷ XV: tồn tại các vương triều Lý, Trần, Hồ. Văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc được thể hiện rõ nét. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triển hài hòa.
+ Thế kỷ XV – thế kỷ XVII; gắn liền với vương triều Hậu Lê (Lê sơ, Lê Trung Hưng), Mạc. Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc. Nho giáo trở thành một mô hình chuẩn dưới triều Lê Sơ.
+ Đầu thế kỷ XVIII – giữa thế kỷ XIX: gắn liền với vương triều Lê Trung Hưng (giai đoạn hậu kỳ), Tây Sơn, Nguyễn. Chế độ phong kiến bộc lộ những hạn chế.
+ Từ giữa thế kỷ XIX: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam,văn minh Đại Việt chuyển sang một thời kỳ mới.
THAM KHẢO THÊM: