Trong suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có rất nhiều tên gọi, bí danh hay bút danh khác nhau. Mỗi tên gọi, bí danh hay bút danh của Người đều có một ý nghĩa riêng, phục vụ lợi ích cách mạng. Sau đây là Các tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tên gọi do gia đình đặt:
- 2 2. Tên gọi, bí danh, bút danh trong thời gian đi tìm đường cứu nước đến khi về nước:
- 3 3. Tên gọi, bí danh, bút danh trong thời gian lãnh đạo cách mạng Việt Nam tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8:
- 4 4. Tên gọi, bí danh, bút danh trong thời gian lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp:
- 5 5. Tên gọi, bí danh, bút danh trong thời gian lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ đến khi qua đời:
1. Tên gọi do gia đình đặt:
– Tên gọi Nguyễn Sinh Cung, 1890. Đây là tên khai sinh của Bác tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Tên gọi Nguyễn Sinh Côn. Trong một bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1954, Bác ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn.
– Tên gọi Nguyễn Tất Thành, 1901. Tháng 9, 1901, nhân dịp ông Nguyễn Sinh Sắc là cha ruột của Bác chuyển về sống ở làng Kim Liên, ông có làm lễ “chào làng” cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).
– Tên gọi Nguyễn Văn Thành.
– Tên gọi Nguyễn Bé Con. Trong tài liệu đề ngày 6 tháng 2, 1920 của Tổng đốc Vinh cung cấp về Nguyễn Sinh Sắc và hai con trai có ghi con trai thứ của Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Bé Con. Tài liệu mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bản ghi số 1116, 1931: Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn Tất Thành tức là Nguyễn Sinh Côn hay Nguyễn Bé Con tức Lý Thụy …
2. Tên gọi, bí danh, bút danh trong thời gian đi tìm đường cứu nước đến khi về nước:
– Tên gọi Văn Ba, 1911. Ngày 5/6/1911 Bác rời Việt Nam làm việc trên một chiếc Tàu Pháp. Trong sổ lương của tàu có tên Văn Ba.
– Bí danh Paul Tat Thanh, 1912. Ngày 15/12/1912, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ New York gửi thư cho khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ của thân phụ là Nguyễn Sinh Huy. Lá thư ký tên Paul Tat Thanh.
– Bí danh Tất Thành, 1914. Từ nước Anh, Bác gửi thư cho Phan Chu Trinh ký tên Tất Thành. Hiện có bốn lá thư được sưu tầm ký tên Tất Thành. Một thư ký Cuồng Điệt Tất Thành, ba thư ký C.Đ Tất Thành.
– Bí danh Paul Thành, 1915. Ngày 16/4/1915, Bác Hồ viết thư cho toàn quyền Đông Dương qua lãnh sự Anh tại Saigon nhờ tìm địa chỉ cha mình. Thư ký tên Paul Thành.
– Bí danh Nguyễn Ái Quốc, 1919. Tên này có khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp cùng sinh hoạt chung với nhóm người gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Bác Hồ lúc bấy giờ) là người đến gia nhập nhóm sau cùng.
– Bí danh Phéc-đi-năng.
3. Tên gọi, bí danh, bút danh trong thời gian lãnh đạo cách mạng Việt Nam tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8:
– Bí danh Thu Sơn, 1942. Tháng 1/1942, với bí danh Thu Sơn, Bác được chuyển đến nhà Xích Thắng tức Dương Mạc Thạch tại châu Nguyên Bình, Cao Bằng trong một số ngày.
– Bút danh Xung Phong, 1942. Bút danh này Bác ký dưới hai bài thơ “Tặng Thống Chế Pê Tanh” và “Nhóm lửa” đăng trên Việt Nam Độc Lập, số 131, ngày 11/7/1942, số 133 ngày 1/8/1942.
– Bí danh Hồ Chí Minh, 1942. Để đánh lạc hướng khi hoạt động tại Trung Quốc, Bác lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Ngày 13/8/1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi Trung Quốc. Ngày 27/8/1942 tại Túc Vinh, Bác bị bắt. Khi kiểm soát giấy tờ thì thấy thẻ hội viên của Bác là “Hội Ký Giả Thanh Niên Trung Quốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh bị phe Tưởng Giới Thạch nghi ngờ là gián điệp cộng sản và bị bắt giải đi giam qua 13 huyện thị của tỉnh Quảng Tây. Ngày 10/9/1943, Bác được thả ra.
– Bút danh Hy Sinh, 1942. Với bút hiệu Hy Sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bài thơ “Chơi Giăng” đăng trên báo Việt Nam Độc Lập, số 134, ngày 21/8/1942.
– Bí danh Cụ Hoàng, 1945. Cuối tháng 2/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi Côn Minh với ý định gặp các cơ quan của Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của đồng minh chống phát xít đối với nhóm của Bác. Khi đến Bixichai, Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu là “Cụ Hoàng”. Đây cũng là tên công khai của Bác trên giấy tờ khi đi giao thiệp.
– Bí danh C.M.Hồ, 1945. Bác ký tên C.M. Hồ dưới thư gửi ông Fenn, ông Tam vào tháng 7 và 8 năm 1945.
– Bút danh Chiến Thắng, 1945. Bút danh này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài đăng trên báo Cứu Quốc. Báo này là cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, xuất bản số 1 ngày 25/1/1942. Sau ngày 19/8/1945, báo này được chuyển về Hà Nội, xuất bản công khai từ số 31 ngày 24/8/1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết khoảng 400 bài trên báo Cứu Quốc. Bút danh Đ.X. được sử dụng nhiều nhất.
– Bí danh Ông Ké, 1945. Chiều cuối tháng 4 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ áo chàm người Nùng đến chiếc lán ở Pác Tẻng (chân núi Lam Sơn, Cao Bằng) của gia đình đồng chí Hoàng Đức Triều (An Định). Bác được giới thiệu là “đồng chí Ông Ké”. Với bí danh Ông Ké, Bác Hồ thường họp với Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Đặng Việt Châu, Dương Đức Hiền, Đặng Văn Cáp.
– Tên gọi Hồ Chủ Tịch, 1945. Tên này có sau khi Bác tuyên bố có “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa”.
4. Tên gọi, bí danh, bút danh trong thời gian lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp:
– Tên gọi Bác Hồ, 1946. Nhiều thư ký tên “Bác Hồ” gửi cho các thanh thiếu niên, học sinh. “Bác Hồ” cũng được quần chúng sử dụng rộng rãi trong sách báo, học đường.
– Bí danh H.C.M, 1946. H.C.M được ký dưới thư gửi cho đồng chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Morixo Tore, tổng bí thư Đảng Công sản Pháp, năm 1946.
– Bút danh Đ.H., 1946. Bút danh này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tập “Nhật ký hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh bốn tháng sang Pháp”, năm 1946.
– Bí danh Xuân, 1946. Trên đường di chuyển từ Hà Nội qua Sơn Tây, Phú Thọ, để trở lại chiến khu
– Bút danh Một người Việt Nam, 1946. Đây là bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dưới một bài viết “Hoa Việt Thân Thiện”, tháng 12/1946.
– Bút danh Tân Sinh, 1947. Bút danh này Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng trong một số tác phẩm vào các năm 1947 – 1948, như “Đời sống mới”, “Nêu cao và thực hành cần kiệm liêm chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”, “
– Bí danh Anh, 1947. Ngày 20/8/1947, Bác Hồ gửi thư cho ông Nguyễn Khánh Toàn.
– Bút danh X.Y.Z, 1947. Bút danh này được Bác dùng từ năm 1947 – 1950 trong các sách “Sửa đổi lối làm việc”, tháng 10/1947. Sách này viết về “xây dựng Đảng” dựa theo cách chỉ dẫn của Lênin. Cũng với bút danh này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài cho báo Sự Thật vào các năm 1948 – 1950. Bài “Dân Vận”, số báo 120, ngày 15/10/1949.
5. Tên gọi, bí danh, bút danh trong thời gian lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ đến khi qua đời:
– Bút danh H.B., 1954, Đây là bút danh Tân Trào của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký dưới bài “Giải Phóng Đài Loan”, đăng trên báo Nhân Dân, số 488, ngày 4/7/1955.
– Bút danh Nguyễn Tâm, 1957. Bác Hồ sử dụng bút danh Nguyễn Tâm viết bài “Quyển nhật ký trong ngục của Bác”. Bài này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhân dịp sinh nhật, 19/5/1957.
– Bút danh K.C., 1957. Bút hiệu này Bác dùng trong các năm 1957, 1958 qua 4 bài báo xung quanh việc Mỹ phóng vệ tinh nhân tạo.
– Bút danh Chiến Sỹ, 1958. Từ 1958 – 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút hiệu Chiến Sỹ viết hơn 80 bài báo đăng trên Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân. Đa số các bài viết lên án Mỹ và các bài viết ca ngợi như bài “Thanh Niên anh hùng Lý Tự Trọng”.
– Bút danh T., 1958. Với bút danh T, Bác dùng viết bài “Phong trào Vệ sinh yêu nước đang sôi nổi tại Trung Quốc” đăng trên báo Nhân Dân, ngày 29/1/1958.
– Bút danh Thu Giang, 1959. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Thu Giang trong bài “Bác đến thăm Côn Minh” trên báo Nhân Dân, ngày 12/4/1959.
– Bí danh Nguyễn Hảo Studiant, 1959. Bác Hồ dùng bí danh này viết thư gửi giáo sư Ivan Duycel ngày 10/4/1959.
– Bút danh Ph.K.A., 1959. Bút danh này Bác dùng để viết bài “Cuộc Nghỉ hè 2 vạn 3 nghìn cây số” về chuyến đi thăm và nghỉ hè tại Trung Cộng và Liên Xô, trên báo Nhân Dân, số 2038, ngày 15/10/1959.
– Bút danh C.K., 1960. Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh C.K. viết bài “Bắt đầu hai chữ” đăng trên báo Nhân Dân, ngày 14/1/1960, về hạnh cần kiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Bút danh Tuyết Lan, 1960.