Nhường đường tại nơi đường giao nhau là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau? Các quy tắc nhường đường khác?
Khi tham gia giao thông đường bộ, người tham gia phải tuân thủ các quy tắc chung. Trong đó, có quy tắc qua đường và nhường đường tại nơi giao nhau. Việc thực hiện giúp đảm bảo trật tự và an toàn khi tham gia giao thông. Do đó, người đi bộ hay người điều khiển phương tiện phải xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi muốn qua đường, di chuyển tại nơi có đường giao nhau. Cùng tìm hiểu quy định pháp luật liên quan quy định nội dung này.
Căn cứ pháp lý:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ.
– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ.
Mục lục bài viết
1. Nhường đường tại nơi đường giao nhau là gì?
Khái niệm:
Nhường đường tại nơi đường giao nhau hay khi tham gia giao thông là một trong những điều cần nắm vững khi điều khiển phương tiện giao thông. Đây là quy tắc, cũng như để xác định các nhóm chủ thể được lưu thông theo thứ tự. Từ đó mang đến trật tự di chuyển của người và phương tiện tham gia giao thông.
Nhường đường cũng xác định tính chất ưu tiên đối với một nhóm người, đối với người tham gia giao thông ở nơi có báo hiệu hoặc không có báo hiệu đi theo vòng xuyến.
Việc nắm vững quy định nhường đường, xin đường giúp người điều khiển xe khi tham gia giao thông tránh gặp phải tai nạn không mong muốn. Đồng thời tránh việc bị xử phạt vi phạm hành chính vì các lỗi vi phạm. Họ cũng có được các hiểu biết về quy định pháp luật, quy tắc mà người tham gia giao thông phải tuân thủ.
Nơi đường giao nhau là gì?
Trước khi nêu những quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông thì chúng ta cần tìm hiểu quy định về một số khái niệm liên quan theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Báo hiệu đường bộ hiện hành (QCVN 41:2019/BGTVT ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019).
Cùng tìm hiểu khái niệm, đặc điểm cũng như tiêu chí xác định thế nào là nơi có đường giao nhau. Cụ thể như sau:
– Nơi đường giao nhau là nơi 2 hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó. Có thể là gặp vòng xuyến, có thể là nơi giao nhau của nhiều ngả đường.
Nơi đường giao nhau không phải là nơi giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau. Phải là nơi giao nhau của các đường lớn, khi nhu cầu di chuyển và tham gia giao thông của các phương tiện lớn.
Ý nghĩa quy định nhường đường cho phương tiện khác:
– Nhường đường cho phương tiện khác là tình huống giao thông mà phương tiện nhường đường không tiếp tục di chuyển như hiện tại. Phải thực hiện việc nhường đường thông qua cách di chuyển chậm lại, để phương tiện được nhường đi trước. Đồng thời cũng giúp các phương tiện đó không phải chuyển hướng hoặc phải phanh đột ngột.
Có thể thấy việc nhường đường được xác định cho chiều, hướng di chuyển của các phương tiện. Dựa trên quy tắc được trình bày dưới đây, bạn đọc có thể xác định được chiều ưu tiên mà pháp luật quy định cho các phương tiện.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau tiếng Anh là Rules of giving way at intersections.
3. Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau:
Theo nội dung quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường bộ:
“Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.”
Trong đó:
– Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau. Trên đường đó được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên. Phương tiện di chuyển trên đường này được ưu tiên nếu có giao nhau với các trục đường khác.
– Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yêu trong khu vực. Có thể hiểu nôm na là những đường to, phục vụ nhu cầu giao thông của khu vực. Đây là các tuyến đường lớn, mật độ giao thông dày đặc. Và có nhiều đường nhánh đâm ra đường chính. Các tuyến đường chính thường dài và chạy thẳng.
– Đường nhánh là đường nối vào đường chính. Do đó đường nhánh thường nhỏ hơn, cũng như phải đảm bảo tuân thủ các quy tắc khi phương tiện muốn nhập vào đường chính.
Phân tích quy định pháp luật:
Trước tiên, ở nơi có đường giao nhau, mật độ xe đi lại tương đối lớn và phức tạp. Cũng có nhiều ngả đường để các xe muốn di chuyển theo nhu cầu. Vậy nên trước tiên, khi gần đến đoạn đường này, các phương tiện phải giảm tốc độ. Để đảm bảo an toàn, không gây ra các va chạm và tham gia trật tự an toàn giao thông.
Các quy tắc trên được thực hiện bắt buộc khi người tham gia giao thông di chuyển trên đường. Cho nên đây cũng là căn cứ để xác định các đối tượng không tuân thủ quy tắc giao thông chung.
Khi có báo hiệu đi theo vòng xuyến, các phương tiện di chuyển theo chiều mũi tên chỉ định. Do đó các phương tiện đi bên trái được ưu tiên đi trước.
Các phương tiện đi trên đường chính, đường ưu tiên phải được di chuyển trước. Các xe từ nhánh khác đi tới phải có tín hiệu,
4. Các quy tắc nhường đường khác:
Dưới đây chúng tôi sẽ nêu các quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau theo đúng quy định tại Luật giao thông đường bộ đó là:
4.1. Nhường đường trong trường hợp gặp người đi bộ, người khuyết tật đi qua đường:
Người đi bộ, người khuyết tật được ưu tiên qua đường. Tuy nhiên họ vẫn phải đảm bảo các quy tắc giao thông thông chung như biển báo, tín hiệu đèn, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Tức là phải thực hiện các quy tắc để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia giao thông.
Quy tắc nhường đường được xác định như sau:
Trong trường hợp có tín hiệu đèn giao thông và người điều khiển phương tiện gặp tín hiệu đèn vàng:
Họ có thể đi được, nhưng phải chú ý giảm tốc độ và quan sát thật kỹ để nhường đường cho người đi bộ. Vừa di chuyển vừa đảm bảo trách người đi bộ nếu họ muốn qua đường.
Ở những nơi có vạch kẻ đường cho người đi bộ:
Nếu có vạch kẻ đường mà không có tín hiệu đèn, người đi bộ được tự do di chuyển.
Người điều khiển phương tiện phải chú ý quan sát đường, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường.
Nếu không có vạch kẻ đường cho người đi bộ:
Người điều khiển phương tiện nếu thấy người đi bộ, người khuyết tật băng qua đường thì phải giảm tốc độ. Nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường và đảm bảo được an toàn. Đồng thời người đi bộ cũng phải quan sát mật độ phương tiện, đảm bảo an toàn khi di chuyển.
4.2. Nhường đường trong trường hợp chuyển hướng xe:
Khi chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải:
+ Xi nhan xin đường.
+ Nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang lưu thông trên phần đường riêng của họ. Các chủ thể này được ưu tiên khi tham gia giao thông.
+ Nhường đường cho những xe lưu thông ngược chiều. Để các phương tiện đó di chuyển, trách ùn ứ.
+ Chỉ được tiến hành cho xe chuyển hướng sau khi đã qua sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác. Phía đường đang di chuyển hoặc bên đường đảm bảo an toàn khi có khoảng cách an toàn với phương tiện khác.
4.3. Nhường đường khi gặp xe ưu tiên:
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng nhường đường. Thực hiện giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.
Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. Cũng không được vượt hay thực hiện các vi phạm khác.
4.4. Nhường đường khi tránh xe đi ngược chiều:
Ở nơi đường hẹp mà chỉ đủ cho 1 xe lưu thông đồng thời có chỗ tránh xe thì xe nào gần chỗ tránh xe hơn phải mau chóng đi vào vị trí tránh, nhường đường cho xe còn lại đi trước. Để đảm bảo an toàn, tránh va chạm hau ùn tắc giao thông.
Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc. Phải đảm bảo an toàn, không gian cho các phương tiện đó.
Những xe nào gặp chướng ngại vật ở trước mặt phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật được đi trước. Không được vượt, hay thực hiện cản trở phương tiện đi ngược chiều.
4.5. Nhường đường Khi vào đường cao tốc:
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường. Đặc biệt là phải xác định đường cao tốc có dành cho xe máy chuyên dùng hay không. Khi vào cao tốc, các xe khách thường di chuyển với tốc độ ổn định, cho nên không được cản trở họ di chuyển.
Vào cao tốc, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài. Nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc. Để đảm bảo tăng tốc độ ổn định, an toàn.