Phòng ngừa thiên tai là gì? Nội dung phòng ngừa thiên tai? Phương pháp phòng ngừa thiên tai?
Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới đều không mong muốn có bất cứ thiên tai nào xảy ra, vì khi một thiên tai xảy ra sẽ mang đến những thiệt hại vô cùng to lớn cả về người lẫn tài sản,…. Tuy nhiên, thiên tai là điều không thể tránh khỏi, để giảm thiểu những thiên tai xảy ra thì cần có những phương pháp phòng ngừa thiên tai hợp lý. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về nội dung, phương pháp phòng ngừa thiên tai.
Luật sư
1. Phòng ngừa thiên tai là gì?
Thiên tai là một trạng thái tự nhiên có thể gây ra những thiệt hại đến người và tài sản. Một số loại thiên tai mà con người hay gặp phải như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán, rét hại, sương muối,…. Những hiện tượng tự nhiên đó do sự tự thân của thiên nhiên mà không có bất kỳ tác động trực tiếp nào của con người. Hiện nay khái niệm thiên tại được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3
Phòng ngừa được hiểu là việc hành động để thực hiện các biện pháp loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp tiềm tàng có thể xảy ra hoặc các tình trạng không mong muốn tiềm tàng khác.
Như vậy, phòng ngừa thiên tai là việc hành động để thực hiện các biện pháp loại bỏ nguyên nhân tiềm tàng có thể gây ra thiên tai.
2. Nội dung phòng ngừa thiên tai
Nội dung phòng ngừa thiên tai hiện được quy định tại Điều 13
Thứ nhất đó chính là điều tra cơ bản, xây dựng, phê duyệt và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai. Cần thực hiện hoạt động này đầu tiên vì trên thực tế, mỗi một địa phương có đặc thù địa hình, điều kiện tự nhiên cũng như các vấn đề xã hội, con người là khác nhau. Do đó, cần tiến hành hoạt động điều tra, tổng hợp thông tin về địa phương, trên cơ sở đó để xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng chống thiên tai phù hợp nhất với địa phương. Phải thực hiện tốt việc này chính là tiền đề để thực hiện tốt hoạt động phòng ngừa thiên tai.
Kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và kế hoạch phòng, chống thiên tai được điều chỉnh hằng năm. Kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây dựng từ cấp xã, huyện, tỉnh, cấp bộ và quốc gia. Kế hoạch phòng, chống thiên tai do các Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Chính Phủ và các cơ quan khác phối hợp xây dựng.
Nội dung cụ thể của các kế hoạch chống thiên tại được quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020 tương ứng với từng loại kế hoạch. Nhìn chung, thì các kế hoạch có những nội dung cơ bản như xác định các thiên tai thường xảy ra; chuẩn bị cho việc phòng, chống thiên tai như về vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm,… xác định các biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng cấp độ rủi ro và loại thiên tai; nội dung lồng ghép giữa phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế- xã hội; đề xuất các nhu cầu về nguồn lực trong phòng, chống thiên tai; trách nhiệm của các chủ thể trong phòng, chống thiên tai,….
Thứ hai, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. Phòng, chống thiên tai phải đi cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và của đất nước. Phải tìm được những cái lợi trong cái rủi ro. Bên cạnh đó, thiên tai là việc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung phải có những dự liệu nhất định về những thiên tai có thể xảy ra. Việc dự liệu này có thể căn cứ vào tình hình điều kiện tự nhiên đã xảy ra trên thực tế trước đó. Việc dự liệu này nhằm thể hiện sự chuẩn bị trước những tình huống có thể xảy ra, kịp thời ứng phó và giảm thiểu rủi ro.
Trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế- xã hội thuộc về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ và Chính phủ. Trong việc lồng ghép này, chú ý đến việc xác định các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai; xác định và thực hiện biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; kết hợp giữa xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai; nguồn lực để thực hiện hoạt động lồng ghép,…
Thứ ba, xây dựng chính sách trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai. Chính sách hay các quy định pháp luật chính là hệ thống các quy tắc mà các cơ quan nhà nước cũng như người dân áp dụng. Để thực hiện phòng, chống thiên tai tốt thì việc xây dựng chính sách vô cùng quan trọng, chính sách phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn, dễ hiểu, dễ áp dụng.
Thứ tư, xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai và theo dõi, giám sát thiên tai. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Phòng chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định các hoạt động xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, giám sát thiên tai bao gồm:
– Quan trắc, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin từ hệ thống quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai;
– Đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai; lập bản đồ cảnh báo thiên tai;
– Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thiên tai cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương phục vụ cho việc chỉ đạo, triển khai hoạt động phòng, chống thiên tai.
Thứ năm, xây dựng, phê duyệt và thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát, có kế hoạch di dời dân cư vùng có rủi ro thiên tai rất cao. Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất đóng vai trò chủ đạo trong phòng, chống thiên tai. Việc xây dựng quy hoạch nhằm giúp người dân thích ứng với thiên tai, có khả năng phản ứng kịp thời khi thiên tai xảy ra. Đặc biệt trong các vùng dân cư có rủi ro thiên tai rất cao như các vùng rốn lũ, hoặc vùng có nguy cơ bị sạt lở cao,… thì có thể thực hiện di dời dân.
Thứ sáu, xác định cấp độ rủi ro thiên tai; bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định trên các tiêu chí như cường độ, mức độ nguy hiểm của thiên tai, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai, khả năng gây thiệt hại của thiên tai. Cấp độ rủi ro thiên tai chính là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo và chỉ huy, ứng phó đồng thời khắc phục hậu quả khi tên tai xảy ra.
Thứ bảy, xây dựng và quản lý công trình phòng, chống thiên tai. Các công trình này có thể kể đến như các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, trạm thu nhận thông tin cảnh báo sớm về mưa, bão, lũ, động đất,
Thứ tám, tổ chức, tham gia thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai đối với các cấp, các ngành và cộng đồng. Việc thông tin, truyền thông và giáo dục này nhằm để người dân biết, hiểu được được các biện pháp có thể được áp dụng khi thiên tai xảy ra. Khi người dân biết được các biện pháp phòng, chống thiên tai giúp cho việc phòng, chống thiên tai được thực hiện tốt hơn, giảm thiểu thiệt hại. Việc truyền thông, giáo dục có thể thông qua các hoạt động như qua trang thông tin điện tử, xây dựng tài liệu, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai; lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình cấp học, …. Các cơ quan cấp Bộ, đặc biệt Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng, và chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền. Đồng thời các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải có trách nhiệm tham gia.
Thứ chín, chuẩn bị ứng phó thiên tai, bao gồm các hoạt động xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức dự báo, cảnh báo thiên tai; tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai. (Khoản 9 Điều 13 Luật Phòng chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020). Phương án phòng chống thiên tai như bảo vệ các công trình; sơ tán, bảo vệ người và tài sản; bảo đảm an ninh trật tự, phòng tránh, ứng phó với thiên tai, tìm kiếm cứu nạn,…
3. Phương pháp phòng ngừa thiên tai
Phương pháp hiểu đơn giản chính là cách thức thực hiện một hoạt động gì đó. Từ đó, có thể hiểu phương pháp phòng ngừa thiên tai đó chính là cách thức thực hiện nội dung phòng ngừa thiên tai. Ở mục trên chúng tôi đã phân tích chi tết về các hoạt động cần phải có trong từng nội dung thực hiện phòng ngừa thiên tai.
Để thực hiện các nội dung đó, thì các chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện từ việc xây dựng, thực hiện và tổng kết kết quả thực hiện các nội dung đó. Mỗi nội dung phòng ngừa thiên tai có một phương pháp thực hiện khác nhau, nhưng đều phải chia ra gồm ba hoạt động chính như trên.
Ví dụ như đối với nội dung phòng ngừa thực hiện “xây dựng và quản lý công trình phòng, chống thiên tai” thì các chủ thể có nhiệm vụ thực hiện cần tiến hành từ hoạt động khảo sát điều kiện xây dựng, lập bản vẽ xây dựng, đề nghị phê duyệt bản vẽ xây dựng, tiến hành xây dựng công trình, nghiệm thu công trình và đánh giá kết quả xây dựng, tính hiệu quả của công trình.