Để hàng hóa có thể thực hiện được thủ tục xuất nhập khẩu của mình, các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện thành phần hồ sơ hải quan và giải quyết các giấy tờ này tại địa điểm làm thủ tục hải quan. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, địa điểm làm thủ tục hải quan được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan hiện nay:
Trước hết, địa điểm làm thủ tục hải quan là những khu vực riêng đặt văn phòng làm việc của cơ quan hải quan, giải quyết và hỗ trợ xử lý giải quyết các vấn đề liên quan tới thủ tục hải quan của hàng hóa/phương tiện xuất nhập khẩu. Vì vậy, địa điểm làm thủ tục hải quan là một trong những chế định vô cùng quan trọng của pháp luật hải quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan. Theo đó:
– Địa điểm làm thủ tục hải quan được xác định là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ, đăng ký hồ sơ và kiểm tra thành phần hồ sơ hải quan, kiểm tra tình hình thực tế của hàng hóa và phương tiện vận tải trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh;
– Địa điểm tiếp nhận hồ sơ, đăng ký hồ sơ và kiểm tra thành phần hồ sơ hải quan là trụ sở của Cục hải quan, trụ sở của Chi cục hải quan;
– Địa điểm kiểm tra tình hình thực tế của các loại hàng hóa, phương tiện vận tải bao gồm:
+ Địa điểm kiểm tra tại các khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng biển, cảng thủy nội địa có thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh/xuất nhập khẩu/quá cảnh, bưu điện quốc tế, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật trong nội địa;
+ Trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục hải quan;
+ Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tổng cục trưởng Tổng cục hải quan;
+ Địa điểm kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, tại các công trình, nơi tổ chức triển lãm và hội chợ;
+ Địa điểm kiểm tra tại các kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, các khu vực là kho ngoại quan;
+ Địa điểm kiểm tra chung giữa cơ quan có thẩm quyền đó là Hải quan của nước Việt Nam với hải quan của nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ giữa biên giới của hai quốc gia;
+ Địa điểm khác do chủ thể có thẩm quyền đó là tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quyết định cụ thể trong từng trường hợp cần thiết khác.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình quy hoạch, thiết kế xây dựng liên quan đến cửa khẩu đường bộ phải ra đường sắt liên vận quốc tế, các cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng thủy nội địa hoặc cảng biển có tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu/xuất nhập cảnh/quá cảnh, các loại cảng xuất nhập khẩu hàng hóa được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật trong khu vực nội địa, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu/xuất nhập cảnh/quá cảnh hàng hóa cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan, bố trí nơi lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động kiểm tra và giám sát hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
Theo đó, có thể làm thủ tục hải quan tại nhiều địa điểm khác nhau, tuân thủ theo điều luật nêu trên.
2. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định về thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan. Theo đó:
– Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ hải quan, đăng ký hồ sơ hải quan và kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp hồ sơ và xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
– Sau khi người hải quan thực hiện đầy đủ yêu cầu để thực hiện thủ tục hải quan căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Văn bản hợp nhất luật hải quan năm 2022, thời hạn công chức hải quan hoàn thành quá trình kiểm tra thành phần hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa/phương tiện vận tải sẽ được thực hiện như sau:
+ Công chức hải quan cần phải hoàn thành việc kiểm tra thành phần hồ sơ hải quan chậm nhất là 02 giờ làm việc được tính kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hải quan;
+ Công chức hải quan cần phải hoàn thành việc kiểm tra thực tế tình trạng hàng hóa chậm nhất trong khoảng thời gian là 08 giờ làm việc được tính kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ, hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, văn hóa, kiểm dịch động vật, y tế, thực phẩm, an toàn thực phẩm, thực vật theo quy định của pháp luật có liên quan, thì thời hạn tiến hành thủ tục kiểm tra thực tế tình trạng hàng hóa sẽ được tính bắt đầu kể từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp lô hàng hóa có số lượng lớn, hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau và việc kiểm tra diễn ra vô cùng phức tạp, cần nhiều thời gian hơn thì thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiến hành thủ tục hải quan sẽ quyết định về việc gia hạn thêm thời gian kiểm tra thực tế tình trạng hàng hóa, tuy nhiên thời gian gia hạn tối đa không được phép kéo dài quá 48h;
+ Quá trình kiểm tra phương tiện vận tải cần phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu, việc xuất nhập cảnh của các hành khách, đồng thời cần phải đảm bảo việc kiểm tra giám sát hải quan được diễn ra minh bạch, khách quan vô tư theo quy định của pháp luật hải quan.
– Việc thông quan hàng hóa sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022;
– Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa, phương tiện vận tải vào ngày lễ, ngày tết và ngoài giờ làm việc để đảm bảo tính kịp thời cho quá trình xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu, việc xuất nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc thực hiện trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.
3. Thành phần hồ sơ hải quan gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định về thành phần hồ sơ hải quan. Theo đó:
– Hồ sơ hải quan sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây: Tờ khai hải quan, chứng từ thay thế cho tờ khai hải quan, các loại giấy tờ và chứng từ khác có liên quan. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong từng trường hợp khác nhau, người khai hải quan cần phải nộp hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc xuất trình thêm hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, các loại chứng từ giấy tờ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ và nguồn gốc của hàng hóa, giấy phép xuất nhập khẩu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra trong các lĩnh vực chuyên ngành, các loại giấy tờ chứng từ tài liệu liên quan đến hàng hóa theo quy định của văn bản chuyên ngành có liên quan;
– Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là các loại giấy tờ, chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Đối với chứng từ điện tử thì bắt buộc phải đảm bảo tính nguyên vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
– Hồ sơ hải quan sẽ được nộp cho cơ quan hải quan, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở của cơ quan đó. Trong trường hợp áp dụng theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ gửi giấy phép xuất nhập khẩu và văn bản thông báo về kết quả kiểm tra hải quan hoặc miễn kiểm tra hải quan chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Hệ thống thông tin tích hợp;
– Bộ trưởng Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về mẫu tờ khai hải quan, quá trình sử dụng tờ khai hải quan, các loại giấy tờ và chứng từ thay thế cho tờ khai hải quan, quy định cụ thể về các trường hợp phải nộp chứng từ hoặc xuất trình chứng từ có liên quan đến tờ khai hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục kê khai hải quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: