Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Các quy định của pháp luật về tiền lương cho người lao động mới nhất

Tư vấn pháp luật

Các quy định của pháp luật về tiền lương cho người lao động mới nhất

Chế độ tiền lương cho người lao động
  • 03/03/202103/03/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    03/03/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Ba hình thức trả lương các bên được quyền lựa chọn? Trả lương qua thẻ ATM, công ty phải chịu phí mở thẻ và chuyển khoản? Thay đổi về tiền lương làm thêm giờ? Thay đổi cách tính lương khi làm việc vào ban đêm? Vi phạm quy định về tiền lương bị xử phạt như thế nào?

    Chế độ tiền lương cho người lao động theo Bộ luật lao động năm 2019

    • 1 1. Ba hình thức trả lương các bên được quyền lựa chọn
    • 2 2. Trả lương qua thẻ ATM, công ty phải chịu phí mở thẻ và chuyển khoản
    • 3 3. Thay đổi về tiền lương làm thêm giờ
    • 4 4. Thay đổi cách tính lương khi làm việc vào ban đêm
    • 5 5. Vi phạm quy định về tiền lương bị xử phạt như thế nào
    • 6 6. Biện pháp khắc phục hậu quả

    Một trong những mối quan tâm lớn của người lao động khi đi làm là tiền lương. Vấn đề này đã được quy định rõ trong Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, luật lao động mới nhất năm 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động có hiệu lực ngày 01/02/2021 đã hướng dẫn một số thay đổi lớn về tiền lương. Luật Dương Gia sẽ cập nhật những quy định của pháp luật về tiền lương cho người lao động mới nhất trong nội dung bài viết dưới đây.

    Căn cứ pháp lý:

    – Bộ luật Lao động năm 2019;

    – Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động.

    1. Ba hình thức trả lương các bên được quyền lựa chọn

    Trước đây, tại Điều 94 Bộ luật lao động năm 2012, hình thức trả lương sẽ do người sử dụng lao động tự quyết định.

    Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, với Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc được trả lương theo một trong 03 hình thức: Theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

    Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể 03 hình thức này như sau:

    Tiền lương theo thời gian:

    Trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian

    Căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng/tuần/ngày/giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

    Xem thêm: Truy lĩnh tiền lương tăng hệ số khi giảng dạy

    – Tiền lương tháng trả cho 01 tháng làm việc;

    – Tiền lương tuần trả cho 01 tuần làm việc (Thỏa thuận trong hợp đồng là tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

    – Tiền lương ngày trả cho 01 ngày làm việc:

    + Nếu thỏa thuận trong hợp đồng là tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng;

    + Nếu thỏa thuận trong hợp đồng là tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận;

    – Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc (Thỏa thuận tiền lương theo tháng/tuần/ngày thì tiền lương giờ bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày).

    Tiền lương theo sản phẩm:

    – Trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm;

    Xem thêm: Vi phạm quy định về tiền lương

    – Căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

    Tiền lương khoán:

    – Trả cho người lao động hưởng lương khoán;

    – Căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

    2. Trả lương qua thẻ ATM, công ty phải chịu phí mở thẻ và chuyển khoản

    Theo Điều 96 Bộ luật lao động năm 2019, lương của người lao động vẫn được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

    Tuy nhiên, có một điểm mới đáng chú ý tại Điều này, đó là khi trả lương qua tài khoản ngân hàng của người lao động thì công ty phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương. Trong khi trước đây, việc trả các loại phí này sẽ do các bên thỏa thuận.

    Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

    Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

    Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về tiền lương

    Như vậy, quy định mới đã xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản ngân hàng để trả lương và phí chuyển lương cho người lao động.

    3. Thay đổi về tiền lương làm thêm giờ

    Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về lương làm thêm giờ như sau:

    Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    So với Điều 96 Bộ luật lao động năm 2012, nội dung trên đã bổ sung quy định về tiền lương khi làm việc vào ngày Tết. Bên cạnh đó, tiền lương thực trả cho công việc sẽ được xác định làm căn cứ để tính tiền lương làm thêm giờ (thay vì tiền lương theo công việc đang làm được áp dụng trước đây).

    Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể cách tính lương làm thêm giờ như sau:

    Xem thêm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được trả lương không?

    * Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

    Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150%
    hoặc 200% hoặc 300%
    x Số giờ làm thêm

    * Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

    Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150%  hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

    Trong đó:

    – Mức 150%: Làm thêm vào ngày thường;

    – Mức 200%: Làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

    – Mức 300%: Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

    4. Thay đổi cách tính lương khi làm việc vào ban đêm

    Tương tự như tiền lương làm thêm giờ, tiền lương khi làm việc vào ban đêm cũng được tính trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm (trước đây là tiền lương theo công việc đang làm).

    Cụ thể, Điều 56 và Điều 57 Nghị định 145/2020 đã nêu rõ công thức tính lương khi làm việc vào ban đêm như sau:

    Xem thêm: Giải quyết vấn đề tiền lương khi nghỉ việc

    * Tiền lương làm việc ban đêm:

    – Người lao động hưởng lương theo thời gian:

    – Người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

    * Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:

    – Người lao động hưởng lương theo thời gian:

    – Người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

    Trong đó: Tiền lương giờ hoặc đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

    – Ngày bình thường:

    Xem thêm: Công ty bắt tăng ca thêm thì có vi phạm pháp luật không?

    + Ít nhất bằng 100% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, không làm thêm giờ vào ban ngày);

    + Ít nhất bằng 150% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, có làm thêm giờ vào ban ngày);

    – Ngày nghỉ hằng tuần: Ít nhất bằng 200% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;

    – Ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Ít nhất 300% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

    5. Vi phạm quy định về tiền lương bị xử phạt như thế nào

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

    Căn cứ theo Điều 16, Nghị định số  28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động (sau đây gọi tắt là Người sử dụng lao động) sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng khi có một trong các hành vi:

    – Người sử dụng lao động không công bố công khai tại nơi làm việc về: thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

    – Người sử dụng lao động không lập sổ lương và không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

    Xem thêm: Thanh toán tiền lương cho thời gian chưa nghỉ hàng năm

    – Khi thay đổi hình thức trả lương, Người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

    – Người sử dụng lao động không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động.

    – Người sử dụng lao động sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

    – Người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 triệu đồng

    Người sử dụng lao động sẽ bị phạt khi có một trong các hành vi:

    – Người sử dụng lao động trả lương không đúng hạn.

    – Người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương.

    – Người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật.

    – Người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

    – Người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc.

    – Người sử dụng lao động khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật.

    – Người sử dụng lao động trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, hoặc trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm.

    Cụ thể Người sử dụng lao động sẽ bị phạt ở các mức như sau:

    – Với vi phạm từ 1 – 10 người: phạt từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 11 – 50 người: phạt ừ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 51 – 100 người: phạt từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 101 – 300 người: phạt từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 301 người trở lên: phạt từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng.

    Phạt tiền từ 20.000.000 triệu đồng đến 75.000.000 đồng

    Đối với hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì Người sử dụng lao động sẽ bị phạt ở các mức như sau:

    – Với vi phạm từ 1 – 10 người: phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 11 – 50 người: phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 51 người trở lên: phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

    Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

    Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia các chính sách trên. Cụ thể mức phạt như sau:

    – Với vi phạm từ 1 – 10 người: phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 11 – 50 người: phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 51 -100 người: phạt từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 101 – 300 người: phạt từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

    – Với vi phạm từ 301 người trở lên: phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    6. Biện pháp khắc phục hậu quả

    Khi Người sử dụng lao động vi phạm các quy định nêu trên thì:

    – Người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động. Số tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

    – Người sử dụng lao động phải trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN.

    Trên đây là các quy định của pháp luật về tiền lương cho người lao động mới nhất, trường hợp cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào có liên quan, các bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Dương Gia để được tư vấn.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 5.172 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Giữ lại tiền lương của nhân viên
    - Trách nhiệm trả tiền lương của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
    - Thanh toán tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Thanh toán tiền lương

    Vi phạm quy định về tiền lương

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Truy lĩnh tiền lương tăng hệ số khi giảng dạy

    Truy lĩnh tiền lương tăng hệ số khi giảng dạy. Tôi có được hưởng phần chênh lệch hệ số giữa 2,1 và 2,41 là 0,31 không?

    Vi phạm quy định về tiền lương

    Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương được quy định tại Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau.

    Giữ lại tiền lương của nhân viên

    Theo quy định tại nội quy công ty thì mỗi tháng công ty sẽ giữ lại 10% lương để đề phòng rủi ro và sẽ trả lại khoản tiền đó cho người lao động khi họ nghỉ việc.

    Xử phạt khi không thanh toán tiền với lao động nghỉ việc

    Xử phạt khi không thanh toán tiền với lao động nghỉ việc. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi lao động nghỉ việc.

    Có được truy lĩnh tiền lương khi đã có bằng đại học

    Đến tháng 06/2015 tôi nhận được bằng đại học. Vậy tôi có được truy lĩnh lương chênh lệch từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015 không?

    Giải quyết vấn đề tiền lương khi nghỉ việc

    Giải quyết vấn đề tiền lương khi nghỉ việc. Đã nộp đơn xin nghỉ việc, phải làm gì khi công ty không thanh toán lương.

    Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được trả lương không?

    Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được trả lương không? Quy định pháp luật về tiền lương trong thời gian thử việc.

    Thanh toán tiền lương cho thời gian chưa nghỉ hàng năm

    Thanh toán tiền lương cho thời gian chưa nghỉ hàng năm. Quy định về việc nghỉ hàng năm.

    Trách nhiệm trả tiền lương của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    Trách nhiệm trả tiền lương của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Chấm dứt hợp đồng lao động.

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ

    Những hành vi nào là hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ? Pháp luật quy định tội này?

    Tội cản trở giao thông đường sắt theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015

    Những hành vi nào là hành vi cản trở giao thông đường sắt? Pháp luật quy định tội cản trở giao thông đường sắt như thế nào?

    Tội phá thai trái phép theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

    Phá thai trái phép là gì? Pháp luật quy định về tội phá thai trái phép như thế nào? Trách nhiệm hình sự đối với tội phá thai trái phép.

    Mức xử phạt hành chính và mức hình phạt tù khi đánh bạc?

    Tội đánh bạc: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù là bao nhiêu? Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc như thế nào?

    Tội làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức

    Quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức mới nhất. Hình thức xử lý đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

    Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo Bộ luật hình sự 2015

    Truy cứu trách nhiệm hình sự tội giả mạo chức vụ, cấp bậc. Ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền. Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật.

    Quyết định 2866/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 2866/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

    Quyết định 2867/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 2867/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình

    Quyết định 2847/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 2847/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Lý Sơn ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Lý Sơn mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Tây Trà ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Tây Trà mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Trà Bồng ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Trà Bồng mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Sơn Tây ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Sơn Tây mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Sơn Hà ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Sơn Hà mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Minh Long ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Minh Long mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Ba Tơ ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Ba Tơ mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Nghĩa Hành ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Nghĩa Hành mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Đức Phổ ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Đức Phổ mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Mộ Đức ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Mộ Đức mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

    Công an huyện Sơn Tịnh ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Sơn Tịnh mới nhất.

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Các quy định của pháp luật về tiền lương cho người lao động mới nhất
    03/03/2021
    cac-quy-dinh-phap-luat-ve-tien-luong-cho-nguoi-lao-dong-moi-nhat
    Truy lĩnh tiền lương tăng hệ số khi giảng dạy
    23/02/2021
    Vi phạm quy định về tiền lương
    10/02/2021
    Giữ lại tiền lương của nhân viên
    09/02/2021
    Xử phạt khi không thanh toán tiền với lao động nghỉ việc
    09/02/2021
    Có được truy lĩnh tiền lương khi đã có bằng đại học
    09/02/2021
    Giải quyết vấn đề tiền lương khi nghỉ việc
    09/02/2021
    Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được trả lương không?
    09/02/2021
    Thanh toán tiền lương cho thời gian chưa nghỉ hàng năm
    09/02/2021
    Trách nhiệm trả tiền lương của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
    09/02/2021