Ba hình thức trả lương các bên được quyền lựa chọn? Trả lương qua thẻ ATM, công ty phải chịu phí mở thẻ và chuyển khoản? Thay đổi về tiền lương làm thêm giờ? Thay đổi cách tính lương khi làm việc vào ban đêm? Vi phạm quy định về tiền lương bị xử phạt như thế nào?
Một trong những mối quan tâm lớn của người lao động khi đi làm là tiền lương. Vấn đề này đã được quy định rõ trong Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, luật lao động mới nhất năm 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động có hiệu lực ngày 01/02/2021 đã hướng dẫn một số thay đổi lớn về tiền lương. Luật Dương Gia sẽ cập nhật những quy định của pháp luật về tiền lương cho người lao động mới nhất trong nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ba hình thức trả lương các bên được quyền lựa chọn
- 2 2. Trả lương qua thẻ ATM, công ty phải chịu phí mở thẻ và chuyển khoản
- 3 3. Thay đổi về tiền lương làm thêm giờ
- 4 4. Thay đổi cách tính lương khi làm việc vào ban đêm
- 5 5. Vi phạm quy định về tiền lương bị xử phạt như thế nào
- 6 6. Biện pháp khắc phục hậu quả
1. Ba hình thức trả lương các bên được quyền lựa chọn
Trước đây, tại Điều 94
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, với Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc được trả lương theo một trong 03 hình thức: Theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể 03 hình thức này như sau:
Tiền lương theo thời gian:
Trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian
Căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng/tuần/ngày/giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
– Tiền lương tháng trả cho 01 tháng làm việc;
– Tiền lương tuần trả cho 01 tuần làm việc (Thỏa thuận trong hợp đồng là tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
– Tiền lương ngày trả cho 01 ngày làm việc:
+ Nếu thỏa thuận trong hợp đồng là tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng;
+ Nếu thỏa thuận trong hợp đồng là tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận;
– Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc (Thỏa thuận tiền lương theo tháng/tuần/ngày thì tiền lương giờ bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày).
Tiền lương theo sản phẩm:
– Trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm;
– Căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
Tiền lương khoán:
– Trả cho người lao động hưởng lương khoán;
– Căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
2. Trả lương qua thẻ ATM, công ty phải chịu phí mở thẻ và chuyển khoản
Theo Điều 96 Bộ luật lao động năm 2019, lương của người lao động vẫn được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Tuy nhiên, có một điểm mới đáng chú ý tại Điều này, đó là khi trả lương qua tài khoản ngân hàng của người lao động thì công ty phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương. Trong khi trước đây, việc trả các loại phí này sẽ do các bên thỏa thuận.
Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Như vậy, quy định mới đã xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản ngân hàng để trả lương và phí chuyển lương cho người lao động.
3. Thay đổi về tiền lương làm thêm giờ
Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về lương làm thêm giờ như sau:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
So với Điều 96 Bộ luật lao động năm 2012, nội dung trên đã bổ sung quy định về tiền lương khi làm việc vào ngày Tết. Bên cạnh đó, tiền lương thực trả cho công việc sẽ được xác định làm căn cứ để tính tiền lương làm thêm giờ (thay vì tiền lương theo công việc đang làm được áp dụng trước đây).
Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể cách tính lương làm thêm giờ như sau:
* Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ làm thêm |
* Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số sản phẩm làm thêm |
Trong đó:
– Mức 150%: Làm thêm vào ngày thường;
– Mức 200%: Làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
– Mức 300%: Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
4. Thay đổi cách tính lương khi làm việc vào ban đêm
Tương tự như tiền lương làm thêm giờ, tiền lương khi làm việc vào ban đêm cũng được tính trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm (trước đây là tiền lương theo công việc đang làm).
Cụ thể, Điều 56 và Điều 57 Nghị định 145/2020 đã nêu rõ công thức tính lương khi làm việc vào ban đêm như sau:
* Tiền lương làm việc ban đêm:
– Người lao động hưởng lương theo thời gian:
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
* Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:
– Người lao động hưởng lương theo thời gian:
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Trong đó: Tiền lương giờ hoặc đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
– Ngày bình thường:
+ Ít nhất bằng 100% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, không làm thêm giờ vào ban ngày);
+ Ít nhất bằng 150% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, có làm thêm giờ vào ban ngày);
– Ngày nghỉ hằng tuần: Ít nhất bằng 200% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;
– Ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Ít nhất 300% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
5. Vi phạm quy định về tiền lương bị xử phạt như thế nào
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Căn cứ theo Điều 16, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động (sau đây gọi tắt là Người sử dụng lao động) sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng khi có một trong các hành vi:
– Người sử dụng lao động không công bố công khai tại nơi làm việc về: thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
– Người sử dụng lao động không lập sổ lương và không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
– Khi thay đổi hình thức trả lương, Người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
– Người sử dụng lao động không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động.
– Người sử dụng lao động sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
– Người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 triệu đồng
Người sử dụng lao động sẽ bị phạt khi có một trong các hành vi:
– Người sử dụng lao động trả lương không đúng hạn.
– Người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương.
– Người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
– Người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc.
– Người sử dụng lao động khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, hoặc trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm.
Cụ thể Người sử dụng lao động sẽ bị phạt ở các mức như sau:
– Với vi phạm từ 1 – 10 người: phạt từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 11 – 50 người: phạt ừ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 51 – 100 người: phạt từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 101 – 300 người: phạt từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 301 người trở lên: phạt từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 triệu đồng đến 75.000.000 đồng
Đối với hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì Người sử dụng lao động sẽ bị phạt ở các mức như sau:
– Với vi phạm từ 1 – 10 người: phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 11 – 50 người: phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 51 người trở lên: phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia các chính sách trên. Cụ thể mức phạt như sau:
– Với vi phạm từ 1 – 10 người: phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 11 – 50 người: phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 51 -100 người: phạt từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 101 – 300 người: phạt từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Với vi phạm từ 301 người trở lên: phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Khi Người sử dụng lao động vi phạm các quy định nêu trên thì:
– Người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động. Số tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
– Người sử dụng lao động phải trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN.
Trên đây là các quy định của pháp luật về tiền lương cho người lao động mới nhất, trường hợp cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào có liên quan, các bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Dương Gia để được tư vấn.