Các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự? Quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình và duy trì hình phạt tử hình? Việt Nam có nên xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự không?
Biện pháp tử hình là mức hình phạt cao nhất để ngăn chặn, loại bỏ hành vi phạm tội của một cá nhân ra khỏi xã hội. Sự phát triển của xã hội và tính nhân đạo mà nhiều quốc gia đã loại bỏ hình phạt tử hình, tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn giữ hình phạt này. Vậy các quốc gia, vùng lãnh thổ nào đã bãi bỏ hình phạt tử hình?
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự:
Hiện nay, theo Ân xá Quốc tế có 144 quốc gia đã bãi bỏ hoặc hoãn hình phạt tử hình để trừng trị tội phạm. Có những quốc gia loại bỏ hoàn toàn hình thức tử hình nhưng cũng còn nhiều quốc gia đang loại bỏ dần hình phạt tử hình chứ chưa thực sự xóa bỏ hình phạt này. Theo thống kê có 108 quốc gia đã xóa bỏ hoàn toàn án tử hình cho tất cả các loại tội phạm. Các nước này hầu hết thuộc khu vực Liên minh Châu Âu, Úc, Mexico, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia, Cộng hòa Czech, Hungary, Cộng hòa Slovakia, Bulgaria, Moldova.…. Tình hình áp dụng án tử hình trên 195 quốc gia là thành viên Liên Hợp quốc tính đến tháng 7 năm 2018 có thể đưa ra một thống kê như sau:
+ Có 55 quốc gia (chiếm 28% trên tổng số 195 quốc gia) vẫn tiếp tục duy trì hình phạt tử hình;
+ Có 28 quốc gia (chiếm 14%) vẫn có hình thức xử phạt tử hình tuy nhiên trên thực tế có thể xem như đã bãi bỏ hình phạt tử hình vì chưa ghi nhận vụ xử tử nào trong hơn một thập kỷ qua;
+ Có 8 quốc gia (chiếm 4%) chưa xử tử ai trong suốt hơn 14 năm trở lại đây, tức đã bãi bỏ án tử hình trên thực tế, tuy nhiên;
+ Có 104 quốc gia (chiếm 54%) đã xóa bỏ án tử hình cho tất cả các tội danh, gần đây nhất có thể kể đến một số quốc gia như Madagascar năm 2015, Fiji năm 2015, Cộng hòa dân chủ Congo năm 2015, Suriname năm 2015, Nauru năm 2016, Benin năm 2016, Mông Cổ năm 2017, Guinea năm 2017, …
Hầu hết các quốc gia ở Châu Á và Châu Phi vẫn duy trì hình phạt tử hình ở nhiều nhóm tội phạm, thậm chí có quốc gia còn có xu hướng áp dụng hình phạt tử hình thường xuyên như Trung Quốc, Hoa Kỳ. Thống kê cho thấy có 53 quốc gia vẫn còn giữ án tử hình, có thể kể đến các nước như: Ấn độ, Mỹ, Nhật, Thái lan, Indonesia, Việt Nam, Cuba, Iran, Iraq, Singapo, Triều Tiên…
2. Quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình và duy trì hình phạt tử hình:
Trước hết nhận thức rằng hình phạt tử hình mang tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước áp dụng đối với người phạm tội; do tòa án quyết định thông qua một bản án có hiệu lực pháp luật; tước đi quyền sống của người bị kết án. Mục đích của hình phạt này không chỉ nhằm trừng trị vào giáo dục người khác tôn trọng pháp luật mà còn biện pháp răn đe đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên cần nắm bắt được những quan điểm, những vấn đề đặt ra khi xóa bỏ hình phạt tử hình và duy trì hình phạt tử hình đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ở quốc gia sẽ ảnh hưởng những gì.
– Thứ nhất, quan điểm nên xóa bỏ hình phạt tử hình:
+ Về mặt pháp lý: Quyền được sống là quyền nhân thân cơ bản của con người, không ai được xâm phạm. Khi áp dụng hình phạt tử hình, tước đi quyền sống, tức vi phạm quyền tự nhiên thiêng liêng của người khác.
+ Về mặt đạo lý: Án tử hình ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người bị kết án, đặc biệt tinh thần của họ bị khủng hoảng trong thời gian chờ hành quyết và thân nhân của họ phải chịu nỗi đau tinh thần dai dẳng kéo dài.
+ Về tính hiệu quả: Áp dụng hình phạt tử hình không có hiệu quả vào việc làm giảm các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bởi những người thực hiện hành vi phạm tội đều suy tính đến hậu quả mà họ phải gánh chịu, tuy nhiên, trên thực tế khi họ thực hiện tội phạm thì họ vẫn chấp nhận hậu quả pháp lý đó. Hơn nữa mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án không có, nó tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của họ.
Hơn nữa, hình phạt tử hình có tính chất không thay đổi, nhiều trường hợp tuyên án và thi hành án oan sai nhưng khi đã thực thi biện pháp tử hình thì nó tước đi khả năng khắc phục sai lầm trong hoạt động tư pháp. Có thể thấy, xóa hình phạt tử hình theo quan điểm này là quá trình tất yếu mà nhiều quốc gia, nhiều lãnh thổ đang hướng tới. Nên việc án tử hình trong xu hướng thay đổi chung cũng không thể đi ngược, sớm hay muộn cũng được xóa bỏ.
– Thứ hai, quan điểm duy trì hình phạt tù:
+ Về mặt pháp lý: Quyền sống của cá nhân là quyền cơ bản và không được xâm phạm với điều kiện cá nhân đó cũng phải tôn trọng quyền sống của người khác và không vi phạm đến quyền tự do, an ninh của người khác. Nếu cho rằng án tử hình là xâm phạm quyền sống của con người thì án tù cũng là hình phạt xâm phạm quyền thân thể của con người. Như vậy, án tử hình duy trì về mặt pháp lý đó là sự trừng phạt chính đáng đối với những hành vi xâm phạm đến quyền của người khác.
+ Về mặt đạo lý: Áp dụng án tử hình sẽ mang lại công lý cho nạn nhân và gia đình họ và quan trọng hơn để ngăn chặn tội phạm. Theo đó, gián tiếp có tác dụng bảo vệ nền tảng và những giá trị đạo đức trong xã hội.
+ Về hiệu quả: Việc xóa bỏ hình phạt tử hình không thực sự làm giảm tình hình tội phạm. Thực tế, ở một quốc gia, tình hình tội phạm giảm do tác động của nhiều yếu tố như: Kinh tế, chính trị, xã hội và ý thức pháp luật được tuyên truyền, tác động. Nhiều quốc gia giữ án tử, góp phần giảm thiểu tội phạm, đặc biệt là tội ác nghiêm trọng, đạt được mục đích để răn đe, giáo dục đối với xã hội, đạt được nhiều hiệu quả cao trong phòng ngừa chung.
3. Việt Nam có nên xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự không?
Khi quyết định vấn đề nên xóa bỏ án tử hình hay không nó liên quan đến yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm thuộc quyền tài phán của mỗi quốc gia. Việt Nam cho rằng án tử hình không phải là vấn đề quyền con người mà là vấn đề pháp lý hình sự và án tử hình chưa thể bãi bỏ. Hiện nay cũng chưa có cơ chế nào bắt buộc tất cả các quốc gia phải xóa án tử hình, theo Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia chỉ quy định các nước thành viên căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của nước mình mà áp dụng hình phạt tử hình phù hợp nhất với tội phạm nghiêm trọng.
Trong tương lai, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao thì việc loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội là một xu hướng tất yếu của thời đại. Trong giai đoạn hiện nay, việc xóa bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng khi tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như giết người, tội phạm ma túy… Để tìm ra biện pháp ngăn chặn tội phạm hiệu quả thay thế biện pháp tử hình, tránh gây tác động tiêu cực đến tâm lý và đảm bảo trật tự, an ninh xã hội là vấn đề mà cơ quan nhà nước quan tâm và nắm bắt tình hình để thay đổi.
Vì vậy, xu hướng của Việt Nam chưa bỏ hình phạt tử hình nhưng sẽ loại bỏ dần. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tử hình được khẳng định tại các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Theo đó,
Trong đó, có 03 tội đã bỏ hình phạt tử hình dựa trên cơ sở tội được tách ra từ các tội có quy định hình phạt tử hình trước đó, bao gồm:
– Tội buôn bán, sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
-Tội tàng trữ trái phép chất ma túy;
– Tội chiếm đoạt chất ma túy.
Bộ Luật hình sự năm 2015 cũng bãi bỏ Tội hoạt động phỉ được quy định tại Điều 83 của
Đồng thời, tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 còn quy định đối với những người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không phải chịu án tử hình:
+ Không áp dụng hình phạt tử hình đối với trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
+ Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Phụ nữ bị kết án đang có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Người bị kết án đã đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn chuộc tội.
+ Các trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.