Ngày 8/8/1967, 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin họp tại Băng Cốc (Thái Lan) thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX. Bài viết sau đây nói về các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:
A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
Đáp án: C
Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin họp tại Băng Cốc (Thái Lan) thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
2. Các quốc gia sáng lập ASEAN:
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
8/8/1967 | ASEAN chính thức được thành lập với 5 thành viên |
2/1976 | Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên được tổ chức |
1/1984 | Bru-nây gia nhập ASEAN |
1994 | Lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) |
1/1992 | Ký Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và Thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) |
7/1995 | Việt Nam gia nhập ASEAN |
7/1997 | Lào và Myanmar gia nhập ASEAN |
12/1997 | Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 đầu tiên được tổ chức |
4/1999 | Campuchia chính thức gia nhập ASEAN, đưa ASEAN trở thành một tổ chức khu vực gồm 10 thành viên Ðông-Nam Á |
12/2005 | Hội nghị Cấp cao Ðông Á (EAS) đầu tiên được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Ốt-xtrây-li-a và Niu Di-lân |
11/2007 | Hiến chương ASEAN ra đời |
31/12/2015 | Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập |
Mục tiêu ra đời của Asean
– Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;
– Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính; Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;
– Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;
– Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á; duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt đuợc một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
Nguyên tắc hoạt động của Asean
Hiến chương ASEAN khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản của ASEAN (gồm 13 nguyên tắc) về: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…, đồng thời bổ sung một số nguyên tắc mới như: Tăng cường tham vấn về những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nước thành viên khác… Cụ thể ASEAN và các Quốc gia Thành viên hoạt động theo các nguyên tắc sau:
– Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
– Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
– Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;
– Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
– Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;
– Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
– Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
– Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;
– Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;
– Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;
– Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
– Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế nhằm đạt đuợc một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
– Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
3. Câu hỏi trắc nghiệm về ASEAN:
Câu 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
Đáp án C
Câu 2. Xác định mục tiêu của “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”:
Đáp án C
Câu 3. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?
Đáp án D
Câu 4. Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
Đáp án C
Câu 5. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào dưới đây?
THAM KHẢO THÊM: