Nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dân thì hiện nay pháp luật đã quy định có thể thực hiện giao dịch nộp thuế thông qua hình thức thuế điện tử. Vậy, pháp luật hiện nay quy định có những phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, người nộp thuế điện tử sẽ phải thực hiện giao dịch thuế điện tử là những đối tượng có khả năng truy cập và sử dụng internet một cách thành thạo, những đối tượng này phải có địa chỉ thư điện tử theo quy định của pháp luật và có chữ ký số hoặc phải có số điện thoại di động đã được một công ty viễn thông trên lãnh thổ của Việt Nam cấp và đã đăng ký sử dụng để có thể tiến hành các giao dịch với cơ quan thuế, trừ những trường hợp người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định của ngân hàng hoặc theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian trong quá trình thanh toán. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, giao dịch thuế điện tử là khái niệm để chỉ các loại giao dịch được cơ quan nhà nước hoặc các cá nhân thực hiện bằng phương thức điện tử, và những giao dịch này thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, có quy định về phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử. Theo đó thì người nộp thuế có quyền lựa chọn các phương thức sau đây để có thể thực hiện giao dịch thuế điện tử, cụ thể bao gồm:
– Có thể thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thuế;
– Thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính đã được kết nối với cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục thuế;
– Thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã kết nối với cổng thông tin điện của Tổng cục thuế;
– Thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thuế tiến hành hoạt động chấp nhận kết nối với cổng thông tin điện tử của tổng cục thuế đó;
– Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để có thể thực hiện giao dịch nộp thuế điện tử theo quy định của pháp luật.
2. Đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử:
Thuế nói chung và thuế điện tử nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đóng góp nguồn thu vào ngân sách nhà nước và ổn định xã hội. Vì thế đây cũng được xem là nguồn thu chính của ngân sách để có thể duy trì các dịch vụ công và đảm bảo kinh tế xã hội trong lãnh thổ. Chính vì thế cho nên thuế đóng vai trò quan trọng trong bất cứ xã hội và chính phủ nào. Với sự phát triển của kĩ thuật số, thì hiện nay người dân hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch thuế điện tử cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, có quy định về vấn đề đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử, cụ thể như sau:
– Những chủ thể được xác định là người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thuế thì sẽ phải đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử phù hợp với quy định tại Điều 10 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành;
– Những chủ thể được xác định là người nộp thuế tiến hành hoạt động giao dịch thuế điện tử thông qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính đã được kết nối với cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế thì sẽ phải tiến hành hoạt động đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản hệ thống đó;
– Đối với những chủ thể được xác định là người nộp thuế tiến hành giao dịch thuế điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác đã được kết nối với cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế trên thực tế thì sẽ phải thực hiện hoạt động đăng ký theo hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó;
– Đối với những đối tượng được xác định là người nộp thuế thông qua các giao dịch thuế điện tử tại các tổ chức cung cấp dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thuế chấp nhận kết nối đối với cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế đó thì sẽ phải tiến hành hoạt động đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử phù hợp với quy định tại Điều 42 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành. Bên cạnh đó, trong cùng một khoảng thời gian, người nộp thuế chỉ được lựa chọn đăng ký và thực hiện một trong những thủ tục hành chính thuế thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế hoặc cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính hoặc bất kỳ một tổ chức cung ứng dịch vụ nào theo quy định của pháp luật;
– Những đối tượng được xác định là người nộp thuế lựa chọn hình thức nộp thuế điện tử thông qua dịch vụ thanh toán điện tử tại các tổ chức tín dụng hoặc tại các ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký theo hướng dẫn của ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đó;
– Đối với những đối tượng được xác định là người nộp thuế đã thực hiện hoạt động đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử thì sẽ phải thực hiện các giao dịch với cơ quan thuế phù hợp với quy định tại Điều 1 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, bằng phương thức điện tử, trừ những trường hợp được quy định tại Điều 9 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành.
3. Thay đổi sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, có quy định về vấn đề thay đổi sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử, cụ thể như sau:
– Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, được thực hiện giao dịch thuế điện tử theo phương thức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này mà không phải thực hiện đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành;
– Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, khi thay đổi phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, thì phải thực hiện đăng ký ngừng sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, và đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành;
– Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm c, đ khoản 3 Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, khi thay đổi phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành, thì thực hiện đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 4 của Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành.