Với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ, tài sản trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đồng thời, việc định giá tài sản trí tuệ trở nên cần thiết. Thực tế, việc định giá loại tài sản này gặp nhiều khó khăn. Vậy định giá tài sản trí tuệ là gì? Các phương pháp định giá tài sản trí tuệ?
Mục lục bài viết
1. Định giá tài sản trí tuệ là gì?
Định giá tài sản được hiểu là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường.
Theo đó, định giá tài sản trí tuệ có thể được hiểu là hoạt động xác định giá trị và đưa ra giá cả của một tài sản trí tuệ cụ thể tại một thời điểm xác định làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua bán, tài sản trí tuệ đó trên thị trường.
Tài sản trí tuệ là một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Có những tài sản trí tuệ mang giá trị rất lớn, thậm chí lớn hơn rất nhiều giá trị hữu hình của doanh nghiệp. Do đó, định giá tài sản trí tuệ là việc làm hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp biết được giá trị tài sản trí tuệ của mình, từ đó có những quyết sách, chiến lược,
2. Các phương pháp định giá tài sản trí tuệ:
Giá trị của tài sản trí tuệ dựa trên lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận trong tương lai, vì vậy việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ khó khăn và phức tạp hơn so với các dạng tài sản vô hình khác. Hiện nay, có 03 phương pháp định giá tài sản trí tuệ phổ biến sau:
Phương pháp tiếp cận theo chi phí : Là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản trí tuệ tương tự tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá.
Đối với phương pháp này có hai cách để tính ra tổng chi phí tạo ra sản phẩm sở hữu trí tuệ đó là:
Cách 1: Dựa trên giá trị theo chi phí quá khứ (tức là xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh trong quá trình tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ).
Cách 2: Dựa trên chi phí thay thế (tức là xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản trí tuệ có khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai giống như tài sản đang được định giá).
– Phương pháp tiếp cận theo thu nhập: Xem xét khả năng sinh lợi của tài sản sở hữu
trí tuệ bao gồm: cả lợi ích hiện tại và những lợi ích tương lai.
– Phương pháp tiếp cận theo thị trường: Là phương pháp định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản trí tuệ tương tự với tài sản cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần với thời điểm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. Áp dụng phương pháp này sẽ rất tốt nhưng nó không thực thi trong điều kiện Việt Nam vì các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm các giao dịch tài sản trí tuệ tương tự trên thị trường. Đối với phương pháp này có hai cách định giá sau:
Cách 1: Định giá tài sản trí tuệ dựa trên sự so sánh các mức giá đạt được trong các giao dịch tương đương giữa các bên độc lập trên thị trường. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải đạt được những điều kiện nhất định như có thị trường tích cực và công khai, có sẵn các chỉ số và cá tình huống phù hợp để so sánh, đồng thời cũng cần có những nguồn thông tin để đối chiếu, cụ thể là những dao dịch liên quan đối tượng tương đương cùng mức giá, lợi nhuận để so sánh.
Cách 2: Dựa trên giá trị của tài sản doanh nghiệp được công bố trên thị trường. Điều kiện áp dụng đó là doanh nghiệp phải có quyết toán tài chính công khai và minh bạch, tài sản trí tuệ phải tồn tại độc lập với những tài sản khác trong doanh nghiệp.
Ngoài các phương pháp trên còn có một số phương pháp khác kết hợp các phương pháp nên trên như:
– Phương pháp lợi nhuận vượt trội;
– Phương pháp định giá cao;
– Phương pháp tiết kiệm chi phí;
– Phương pháp tiết kiệm phí bản quyền.
Tùy vào từng mục đích, tính chất, đặc điểm của tài sản trí tuệ cần định giá cũng như thị trường mà người định giá có thể lựa chọn một trong những phương pháp định giá nêu trên cho phù hợp để áp dụng, đồng thời cũng có thể kết hợp các phương pháp định giá này để kiểm tra, so sánh, đối chiếu để có thể định giá được mức giá phù hợp.
Có thể thấy hiện nay những giao dịch liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng nhãn hiệu ngày càng nhiều, do đó việc định giá tài sản trí tuệ giúp bảo vệ quyền tác giả của các nhà khoa học, giúp các nhà khoa học có mức thu nhập phù hợp đối với trí tuệ của mình tạo ra, từ đó khuyến khích cũng như đảm bảo điều kiện để tiến hành hoạt động nghiên cứu, sáng tạo.
3. Những khó khăn trong việc thực hiện định giá tài sản trí tuệ:
Không giống như việc định giá các loại tài sản khác, việc định giá tài sản trí tuệ thường phức tạp hơn do tính chất đặc thù của nó.
Đầu tiên, có thể thấy rằng với hàng hóa hữu hình chúng ta có thể dễ dàng xác định giá trị thị trường của chúng. Khi nói đến sở hữu trí tuệ, thông tin đại chúng thường rất hạn chế. Để ước tính giá trị của các loại tài sản này, công ty kiểm toán thường cần tiếp cận với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau hoặc tiếp cận với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính lớn.
Thứ hai, việc định giá tài sản trí tuệ thường bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan: người mua có thể muốn hạ giá tài sản, người bán lẻ thường cho rằng tài sản đó cao, ngoài ra, người bán có thể muốn hạ giá tài sản, giá, thước đo cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các giả định có thể xảy ra trong tương lai… Vì vậy, công ty phải phân tích tài sản từ nhiều góc độ khác nhau để nâng cao tính khách quan khi đưa ra các giả định.
Thứ ba, việc đánh giá quyền sở hữu trí tuệ đôi khi đòi hỏi phải xác minh một số thông tin nhất định thông qua hoạt động khảo sát. Tuy nhiên, đây là một quá trình tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, các công ty sẽ tiếp tục cần đến những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá, có thể tư vấn phương pháp đánh giá phù hợp, tránh lãng phí thời gian và công sức.
Thứ tư, nhiều loại tài sản khác có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản trí tuệ. Vì vậy, công ty nên tổ chức nhiều chương trình trao đổi nội bộ giữa các phòng ban trong công ty hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia sở hữu trí tuệ hàng đầu để hiểu rõ mối quan hệ giữa các loại vấn đề này.
Cuối cùng, sở hữu trí tuệ thường tạo ra giá trị tương lai. Tuy nhiên, thị trường luôn thay đổi nên giá trị tài sản trí tuệ thay đổi nhanh chóng theo nhiều xu hướng khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, các công ty phải tiến hành phân tích quan điểm ngắn hạn và dài hạn để cung cấp cái nhìn toàn diện và hợp lý về việc định giá tài sản trí tuệ.
4. Các trường hợp định giá tài sản trí tuệ:
Tài sản trí tuệ được định giá trong các trường hợp sau:
– Kiểm kê sở hữu trí tuệ và quản lý nội bộ
– Nhu cầu thu hút nhà đầu tư và chứng minh giá trị của công ty
– Đầu tư vốn liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hoặc tham gia sáp nhập. , hợp nhất, chia, tách, chuyển nhượng, mua bán cổ phần hoặc đầu tư vốn vào công ty
– Sử dụng quyền sở hữu trí tuệ làm tài sản thế chấp cho khoản vay ngân hàng
– Chuyển nhượng hoặc cấp phép quyền sở hữu trí tuệ
– Tham gia vào các tranh chấp sở hữu trí tuệ và các vấn đề trí tuệ tài sản đánh giá số tiền lỗ
– Tính số tiền thanh lý trong trường hợp công ty thanh lý hoặc phá sản giá trị tài sản trí tuệ
– Lập