Có thể nói, phí công đoàn được xác định là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và do cơ quan tổ chức đóng trong quá trình hoạt động của đơn vị mình. Vậy thì, các kinh phí hoạt động công đoàn được ngân sách hỗ trợ được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các kinh phí hoạt động công đoàn được ngân sách hỗ trợ:
Căn cứ tại Điều 9 của nghị định số
– Kinh phí phục vụ cho mục đích hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Liên đoàn Lao động của cấp địa phương theo đúng quy định của pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cũng như biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước;
– Các loại kinh phí để nhằm phục vụ và thực hiện cho các nhiệm vụ khoa học cũng như công nghệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Liên đoàn Lao động cấp địa phương thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
– Kinh phí nhằm mục đích tiến hành đào tạo và bồi dưỡng cho các chủ thể là cán bộ và công chức, đào tạo cho các chủ thể là viên chức đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Liên đoàn Lao động cấp địa phương cũng như Công đoàn cấp trên cơ sở;
– Các kinh phí để tiến hành thực hiện và phục vụ cho các chương trình với mục tiêu quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó;
– Các kinh phí để tiến hành và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng với chủ thể là Liên đoàn Lao động cấp địa phương;
– Các kinh phí để nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng đột xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, hoặc các chi phí phục vụ cho quá trình đầu tư và phát triển của chủ thể có thẩm quyền đó là Liên đoàn Lao động cấp địa phương tiến hành theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xem xét.
2. Quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động công đoàn do ngân sách hỗ trợ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của nghị định số
– Các kinh phí thuộc ngân sách cấp nào hỗ trợ thì sẽ được phân bổ cho cơ quan tổ chức và đơn vị thuộc công đoàn cấp đó tiến hành quản lý và thực hiện, không được phép sử dụng ngân sách trung ương để tiến hành hỗ trợ cho các chủ thể là cơ quan và đơn vị thuộc công đoàn cấp dưới, trừ các trường hợp ngoại lệ theo quy định tại Điều 8 của nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
– Các chủ thể là cơ quan tổ chức và đơn vị được ngân sách nhà nước tiến hành hỗ trợ phải thực hiện và sử dụng kinh phí theo đúng như quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí đúng với chế độ và tiêu chuẩn cũng như định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và giao phó, các chủ thể này phải đảm bảo thực hiện đúng mục đích cũng như tiết kiệm các khoản hỗ trợ, phải sử dụng có hiệu quả và phải có đầy đủ hồ sơ chứng từ thanh toán để chứng minh cho quá trình sử dụng kinh phí đó là hợp lý, phải chịu sự kiểm tra cũng như kiểm soát của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực tài chính, chịu sự giám sát của Kho bạc nhà nước trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
– Ngoài ra thì việc lập dự toán cũng như chấp hành, kế toán và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ sẽ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về kế toán thống kê.
Theo đó thì có thể thấy, kinh phí thuộc ngân sách cấp nào hỗ trợ thì sẽ phải được phân bổ và giao phó cho cơ quan thuộc công đoàn cấp đó tiến hành quản lý và thực hiện theo như quy định đã phân tích ở trên. Các chủ thể là cơ quan và đơn vị được ngân sách nhà nước hỗ trợ thì phải tiến hành sử dụng kinh phí sao cho phù hợp và đúng định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Cụ thể như sau:
– Công đoàn sẽ phải tiến hành thực hiện việc quản lý và sử dụng quỹ tài chính công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật cũng như quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam;
– Việc quản lý và sử dụng quỹ tài chính công đoàn cũng phải đảm bảo các nguyên tắc theo đúng quy định của pháp luật, trước tiên đó chính là phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo nguyên tắc công khai và minh bạch, có sự phân công rõ ràng và phân cấp quản lý, cũng như phải gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp với nhau;
– Tổ chức công đoàn các cấp sẽ phải tiến hành chức năng nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện công tác kế toán và thống kê, lập báo cáo cũng như quyết toán tài chính công đoàn theo đúng quy định về kế toán và thống kê;
– Tổ chức công đoàn được giao nhiệm vụ và chức năng quản lý sử dụng quỹ tài chính công đoàn sẽ có quyền mở tài khoản tại cơ quan nhà nước đó là Kho bạc nhà nước để tiến hành phản ánh các khoản ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công đoàn, ngoài ra còn được phép mở tài khoản tại các ngân hàng để phản ánh các khoản thu và các khoản chi kinh phí công đoàn theo đúng quy định của pháp luật về công đoàn;
– Kết thúc năm ngân sách, mà các chủ thể có thẩm quyền xét thấy nguồn thu kinh phí công đoàn chưa được sử dụng hết thì khi đó xếp lại được chuyển sang năm tiếp theo để tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật để tránh hiện tượng lãng phí và lạm dụng ngân sách phục vụ cho các mục đích cá nhân, đối với nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ thì sẽ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
3. Quy định về những đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn:
Căn cứ tại Điều 4 của nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết về tài chính công đoàn, thì những đối tượng sau đây sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đóng kinh phí công đoàn:
– Cơ quan nhà nước và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
– Các tổ chức chính trị, như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Các chủ thể là đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;
– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư;
– Hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã thành lập và tiến hành hoạt động theo quy định của pháp luật hợp tác xã;
– Cơ quan hoặc tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức công đoàn;
– Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Ngoià ra, cần lưu ý rằng, mức đóng phí công đoàn sẽ được xác định bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này sẽ được xác định là tổng mức tiền lương của người lao động đối với các đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Quy định về phương thức và nguồn đóng phí công đoàn:
Nhìn chung thì phương thức đóng phí công đoàn được ghi nhận như sau:
– Các chủ thể là cơ quan và đơn vị được ngân sách nhà nước tiến hành đảm bảo toàn bộ hoặc một phần kinh phí trong quá trình hoạt động thường xuyên đóng phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng với thời điểm tiến hành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Kho bạc nhà nước nơi mà các chủ thể là cơ quan và đơn vị mở tài khoản giao dịch sẽ căn cứ vào giấy rút kinh phí công đoàn để tiến hành quá trình kiểm soát chi tiêu và số tiền vào tài khoản của tổ chức công đoàn tại ngân hàng;
– Các chủ thể là tổ chức và doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của pháp luật tiến hành đóng phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng với thời điểm tiến hành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Ngoài ra đối với tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp) được trả lương theo chu kỳ sản xuất và kinh doanh sẽ có nghĩa vụ đóng phí công đoàn theo tháng hoặc theo quý cùng một lần vào thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động dựa trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngoài ra thì có thể thấy các chủ thể này sẽ đóng phí công đoàn dựa trên các nguồn cơ bản sau:
– Đối với các chủ thể là doanh nghiệp hoặc đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ sẽ phải đóng phí công đoàn dựa trên quá trình hoạt toán chi phí sản xuất và kinh doanh trong kỳ;
– Đối với các cơ quan và đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần kinh phí cho quá trình hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ nguồn kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước;
– Đối với các chủ thể là cơ quan và tổ chức còn lại sẽ phải đóng phí công đoàn dựa trên nguồn kinh phí hoạt động của các cơ quan và tổ chức đó phù hợp với quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công đoàn năm 2012;
–