Gói thầu là gì? Cách xác định loại gói thầu? Các nội dung cần lưu ý trong gói thầu được chia thành nhiều phần? Hồ sơ mới thầu đối với gói thầu được chia thành nhiều phần? Gói thầu được chia thành nhiều phần có được đấu thầu qua mạng hay không?
Hiện nay, trong các hoạt động đấu thầu thì sẽ quy định các hình thức gói thầu khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của từng gói thầu. Như vậy đối với những gói thầu được chia thành nhiều phần có cung cấp được các dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp hay trong các hoạt động lựa chọn nhà đầu. Vì tính đặc thù của gói thầu này là được chia thành nhiều phần thì quá trình đấu thầu cũng như lựa chọn nhà thầu cũng không được thực hiện giống các gói thầu khác. Khi thực hiện việc tổ chức mời thầu đối với gói thầu được chia thành nhiều phần thì các nhà thầu cần lưu ý điều gì? Trong phạm vi bài viết này thì Luật Dương Gia sẽ giải đáp vấn đề trên.
Tóm tắt câu hỏi:
Bên công ty tôi đang tổ chức đấu thầu rông rãi, gói thầu bao gồm các phần khác nhau, tuy nhiên khi tổ chức thì có hai phần trong gói thầu không có nhà thầu nào tham gia, vậy gói thầu bao gồm các phần còn lại thì có được tiến hành mở thầu không hay giải quyết như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Cơ sở pháp lý:
-Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
-
-Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.
1. Gói thầu là gì?
Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung (theo khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13).
Theo đó, hiểu đơn giản gói thầu có thể là một phần hoặc toàn bộ dự án. Sở dĩ một dự án được phân thành các gói thầu là bởi:
– Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý;
– Một dự án có thể có nhiều thành phần ở các lĩnh vực khác nhau. Khi chủ đầu tư tổ chức đấu thầu một dự án, có nhiều doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào cuộc đấu thầu. Mỗi nhà thầu tham dự có thế mạnh ở những lĩnh vực nhất định. Việc chia thành các gói thầu sẽ giúp cho chủ đầu tư tìm ra các nhà thầu phù hợp với từng lĩnh vực, bộ phận của dự án;
– Một dự án có nhiều công việc cần phải thực hiện, tùy theo điều kiện có thể chia một hoặc nhiều gói thầu. Việc chia ra làm các gói thầu giúp dự án hoàn thành đúng tiến độ, hoàn thành tốt tất cả các việc, vì mỗi việc, mỗi lĩnh vực có các nhà dự thầu tốt khác nhau.
2. Cách xác định loại gói thầu
Theo quy định tại Khoản 8, 9, 25, 45 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định cách xác định gói thầu như sau:
Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm quá trình lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc sáu đó thực hiện việc khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường và khảo sát, lập thiết kế, dự toán ngoài ra cần thực hiện việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu tiếp theo đó lần lượt là các bước như đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán; đào tạo, chuyển giao công nghệ; và cuối cùng là các dịch vụ tư vấn khác.
Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: Logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn nêu trên.
Hoàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; Thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.
Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm các thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); và thực hiện việc lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
3. Các nội dung cần lưu ý trong gói thầu được chia thành nhiều phần
Theo quy định của
Trong đó việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần;
Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bên bạn giải quyết như sau:
Thứ nhất: Chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần;
Thứ hai: Những phần có nhà thầu tham gia việc lựa chọn nhà thầu đối và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì phải đánh giá theo đúng nguyên tắc đánh giá;
Thứ ba: Trường hợp 01 nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có 01 hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.
Theo hướng dẫn tại Mục 14.5 Chương I và Mục I Chương III Mầu số 01 ban hành kèm theo
Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì nhà thầu không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính đối với phần mà nhà thầu tham dự thầu.
4. Hồ sơ mới thầu đối với gói thầu được chia thành nhiều phần
Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục 6 Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, trong hồ sơ mời thầu phải nêu rõ những nội dụng như sau:
Thứ nhất là điều kiện chào thầu của gói thầu chia thành nhiều phần độc lập;
Thứ hai là biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần trong gói thầu chia thành nhiều phần độc lập;
Thứ ba là tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình trong gói thầu chia thành nhiều phần độc lập
5. Gói thầu được chia thành nhiều phần có được đấu thầu qua mạng hay không?
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 29 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả đã quy định quá trình chủ đầu tư và các bên mời thầu thực hiện việc đấu thầu qua mạng như sau:
Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và các gói thầu này thực hiện việc chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù khác.
Hiện nay, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chưa xây dựng được chức năng đấu thầu qua mạng đối với gói thầu chia thành nhiều phần. Do đó, nếu gói thầu được chia thành nhiều phần thì không áp dụng đấu thầu qua mạng.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, trong hồ sơ mời thầu thì chủ thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc chủ thầu nhằm mục đích tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng trong quá trình đấu thầu.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Việc lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo quy định nêu trên. Quy định tại Khoản 4, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP chỉ quy định cho gói thầu mà không quy định cho từng phần của gói thầu (gói thầu chia phần/lô). Do đó, trường hợp 1 phần/lô có ít hơn 3 nhà thầu tham dự nhưng cả gói thầu có từ 3 nhà thầu trở lên tham dự thì vẫn tiếp tục xem xét, đánh giá.