Đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là đồ chơi phục vụ cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là đồ chơi). Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì các nguyên tắc lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ mầm non bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Các nguyên tắc lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ mầm non:
Khoản 1, 3 Điều 2 của Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục va Đào tạo về lựa chọn đồ chơi, học liệu trong trường mầm non có giải thích về đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non như sau:
– Đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là đồ chơi phục vụ cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là đồ chơi).
– Học liệu sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là những phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non nhằm phục vụ cho những hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là học liệu).
Điều 3 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT lựa chọn đồ chơi, học liệu trong trường mầm non quy định về nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non, căn cứ Điều này thì các nguyên tắc lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ mầm non gồm có:
– Nguyên tắc 1: Đồ chơi có ở trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.
– Nguyên tắc 2: Đồ chơi không có ở trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:
+ Đồ chơi, học liệu bảo đảm những yêu cầu đối với đồ chơi được sử dụng trong những cơ sở giáo dục mầm non mà pháp luật quy định;
+ Đồ chơi, học liệu bảo đảm những yêu cầu đối với học liệu được sử dụng trong những cơ sở giáo dục mầm non mà pháp luật quy định.
+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non;
+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào phát triển về Chương trình giáo dục mầm non;
+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học;
+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm;
+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào các điều kiện thực tế:
++ Điều kiện về vật chất (như là địa điểm, không gian xếp đặt);
++ Điều kiện về nguồn lực (như là khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).
– Nguyên tắc 3: Bảo đảm việc thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Quy định các yêu cầu về lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ mầm non:
Như đã nói ở mục trên, một trong các nguyên tắc lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ mầm non đó là đồ chơi, học liệu bảo đảm những yêu cầu đối với đồ chơi được sử dụng trong những cơ sở giáo dục mầm non và yêu cầu đối với học liệu được sử dụng trong những cơ sở giáo dục mầm non mà pháp luật quy định. Theo đó, các yêu cầu về lựa chọn đồ chơi học liệu cho trẻ mầm non như sau:
2.1. Yêu cầu đối với đồ chơi được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non:
– Về tính an toàn của đồ chơi:
+ Đồ chơi bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số các điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về an toàn đồ chơi trẻ em.
+ Đồ chơi bảo đảm những quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Đồ chơi ghi rõ những thông tin về bản quyền (tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản); có về giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định.
+ Đối với đồ chơi tự làm: những nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây ra độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
– Về tính thẩm mỹ của đồ chơi:
+ Bảo đảm được tính thẩm mỹ, màu sắc hài hòa, sinh động.
+ Bố cục hợp lý, hình dạng về bề ngoài sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú trẻ.
+ Bảo đảm về kích cỡ, trọng lượng phù hợp với thể chất và khả năng sử dụng của trẻ (dễ chơi, dễ di chuyển)
+ Dễ dàng để kết nối, lắp ghép, lồng, xếp các chi tiết,
– Về tính giáo dục của đồ chơi:
+ Phù hợp với nội dung Chương trình giáo dục mầm non và những hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; giúp cho trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
+ Đáp ứng về yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp.
+ Đồ chơi không chứa đựng các nội dung bạo lực, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính.
+ Đồ chơi được thiết kế có tính năng kích thích phát triển thể chất, tư duy, sáng tạo; phù hợp với các nhu cầu và phát triển của từng độ tuổi.
+ Hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt bao gồm có các nhu cầu về thể chất, giác quan và học tập.
2.2. Yêu cầu đối với học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non:
– Về tính an toàn của học liệu:
+ Học liệu xuất bản phẩm dược sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non cần có tem, nhãn mác, ghi rõ những thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản; không vi phạm các quy định của pháp luật.
+ Học liệu xuất bản phẩm theo hình thức dịch, xuất bản ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận thẩm định theo quy định của Luật Xuất bản.
+ Đối với học liệu xuất bản phẩm điện tử: có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em mà dưới 6 tuổi.
+ Đối với học liệu tự làm: bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại; thân thiện với môi trường; hạn chế về sử dụng học liệu từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
– Về ính thẩm mỹ của học liệu:
+ Hình thức học liệu (kích cỡ, số lượng chữ trong mỗi trang, số trang, cỡ chữ, thời gian sử dụng) phù hợp với từng độ tuổi.
+ Màu sắc tươi sáng, âm thanh và lời thoại rõ ràng, không có sử dụng âm thanh có cường độ mạnh.
+ Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi, phù hợp với văn hóa ở địa phương.
– Về tính giáo dục của học liệu:
+ Học liệu phù hợp với sự phát triển của mỗi độ tuổi; kích thích sự phát triển của trẻ em.
+ Học liệu có nội dung phù hợp với các lĩnh vực phát triển giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non; đảm bảo được tính tích hợp, hỗ trợ phát triển toàn diện trẻ em.
+ Học liệu bảo đảm tính thân thiện, phản ánh những sự vật, hiện tượng gần gũi với cuộc sống của trẻ em.
+ Học liệu không trái với văn hóa, lịch sử, địa lý và thuần phong mĩ tục của Việt Nam; không chứa đựng những nội dung bạo lực, chiến tranh, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính.
+ Học liệu có các yêu cầu cụ thể, để tổ chức những hoạt động giáo dục, quan sát, đánh giá, hỗ trợ trẻ em; phù hợp với phát triển Chương trình giáo dục mầm non.
+ Học liệu đáp ứng yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và các yêu cầu đổi mới phương pháp.
+ Đối với học liệu tự làm: khuyến khích tận dụng nguyên liệu, vật liệu thiên nhiên; mang tính mở, kích thích về nhu cầu, hứng thú và tham gia hoạt động của trẻ em; phù hợp với văn hóa vùng miền.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục va Đào tạo về lựa chọn đồ chơi, học liệu trong trường mầm non.
THAM KHẢO THÊM: