Các nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở? Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở? Điều kiện để được huy động vốn cho phát triển nhà ở?
Hiện nay có thể nhận thấy nhu cầu về nhà ở đang rất được quan tâm, song song với nhu cầu của người dân tăng lên thì các dự án và công trình đầu tư phát triển nhà ở cũng phát triển theo. Tuy nhiên để có thê thực hiện một dự án phát triển nhà ở cần có nguồn vốn rất lớn. Vậy các nhà đầu tư có thể huy động vốn thông qua các nguồn vốn nào? Pháp luật quy định như thế nào về các nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật nhà ở 2014
1. Các nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở
Nguyên tắc có thể hiểu đây là quy tắc xử sự các mối quan hệ trong xã hội. còn theo phương diện pháp lý thì nguyên tắc là quy tắc chung để thực hiện các quy định của pháp luật. Phát triển nhà ở là sự vận động của các công trình xây dựng nhà nhằm mục đích để ở theo chiều hướng vận động đi lên và hoàn thiện hơn.
Việc xây dựng nhà ở và phát triển nhà ở phải tiến hành trên cơ sở nguồn vốn, tuy nhiên không phải cá nhân, chức nào cũng có sẵn nguồn vốn để xây dựng mà phải huy động. Việc huy động nguồn vốn phải được tiến hành trên những nguyên tắc theo quy định tại Điều 68 Luật nhà ở năm 2014.
Theo quy định tại luật nhà ở thi các hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật. Các trường hợp huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý. Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở. Ngoài ra thì việc xây dựng nhà ở phải đảm bảo các điều kiện về huy động vốn vì không phải tất cả các trường hợp muốn được huy động vốn đều có thể huy động được. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.
Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động cho việc phát triển nhà ở để thực hiện đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác. Khi tổ chức, cá nhân đã huy động được vốn thì phải sử dụng đúng mục đích để phát triển nhà ở mà không được sử dụng vào các mục đích khác.
Ví dụ: Các tổ chức, cá nhân nào đó thực hiện huy động vốn từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng nhà ở nhưng sau khi có vốn lại không sử dụng vào việc xây dựng nhà ở mà lại sử dụng vào việc cá độ bóng đá… thì sẽ không được phép sử dụng số vốn này.
2. Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở
Tại Điều 67. Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở
1. Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
2. Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
3. Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước theo quy định của Luật này.
4. Vốn góp thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân.
5. Vốn Nhà nước cấp bao gồm vốn trung ương và vốn địa phương để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách xã hội thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở và thông qua việc xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua.
6. Vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Có thể thấy, để phát triển nhà ở pháp luật đã đề ra các chính sách về vốn như các hình thức huy động vốn đưa ra như trên có 06 nguồn vốn để phục vụ cho phát triển nhà ở và theo đó để tiếp tục phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu thực tế của một bộ phận không nhỏ người dân, các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở theo quy định và xem xét về các nguồn vốn để phát triển nhà ở đã hợp lý hay chưa từ đó tìm ra những bất cập, chưa phù hợp để bổ sung, hoàn thiện. Việc phát triển nhà ở thì phải tập trung ở những nơi người dân có nhu cầu nhà ở cao và có thể phát triển nhà ở theo việc chú trọng ở các khu công nghiệp, khu đô thị… Hiện nay đối với như cầu xây dựng thì có nơi chọn địa điểm xây dựng không phù hợp, dẫn đến không phát triển được dự án hoặc có phát triển dự án nhưng không nhiều người về ở và vốn bỏ ra phát triển cúng nhiều. Các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức nghiên cứu và có thể đề xuất những giải pháp, chính sách phù hợp hơn nữa để phát triển nhà ở để có thể thực hiện các dự án nhà ở với nguồn vốn hợp lý và chất lượng tốt tránh hiện tượng nơi muốn mua nhưng không có, nơi có bán thì lại rất ít người mua. Như vậy chúng ta có thể thấy đây là một quy định rất hợp lý đối với phát triển nhà ở vì nhà nước đã tạo điều kiện tối đa để có thể có các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở.
3. Điều kiện để được huy động vốn cho phát triển nhà ở
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị đinh 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết Luật nhà ở 2014 thì chủ đầu tư trong những dự án phát triển nhà ở thương mại chỉ được phép huy động vốn thông qua hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc
– Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt theo quy định của pháp luật (Điều 12
– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt;
– Đã có biên bản bàn giao mốc giới của dự án;
– Đã có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng nơi có dự án. Chủ đầu tư phải có văn bản kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện huy động vốn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này gửi Sở Xây dựng đề nghị có văn bản thông báo đủ điều kiện được huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở.
Theo quy định của pháp luật thì với thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định nêu trên thì Sở Xây dựng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được huy động vốn gửi chủ đầu tư; nếu hồ sơ chưa có đủ giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được huy động vốn thì phải có văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp đã đủ điều kiện huy động vốn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này và chủ đầu tư đã gửi hồ sơ đề nghị nhưng quá thời hạn quy định tại Điểm này mà Sở Xây dựng không có văn bản thông báo thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng huy động vốn nhưng phải chịu trách nhiệm về việc huy động vốn này; Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo việc đủ điều kiện được huy động vốn sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.
Theo quy định trên có thể thấy để được phép huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thì chủ đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện Theo quy định của pháp luật mà chúng tôi nêu trên gồm có 4 điều kiện, Theo đó mà chủ đầu tư chỉ được huy động thông qua việc ký kết 03 loại hợp đồng là hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp ký kết các hợp đồng khác nằm ngoài các hợp đồng nêu trên thì các hợp đồng đã ký không được pháp luật công nhận, chủ đầu tư bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho người tham gia góp vốn theo quy định và chịu trách nhiệm trước thiệt hại phát sinh.
Thông qua bài viết này chúng ta có thể thấy được nhà nước có các quy định, chính sách phát triển nhà ở để phục vụ cho đời sống nhân dân được cải thiện và tạo điều kiện một cách tối đa về huy động, sử dụng nguồn vốn để phát triển nhà ở. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía nhà nước thông qua các quy định chúng tôi đã nêu ra như trên thì chủ đầu tư phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan và có đủ điều kiện, yêu cầu sử dụng nguồn vốn và huy động vốn đúng quy định đưa ra.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Các nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.