Khái quát các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại? Phân tích nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên? Phân tích nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật?
“Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật”. (Theo Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010)
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại
- 2 2. Phân tích nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên
- 3 3. Phân tích nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật
- 4 4. Quy định về Tòa án có thẩm quyền chỉ định, thay đổi trọng tài viên
1. Khái quát các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại
Điều 4
a) Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên. Nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Một trong những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là các bên có tranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết. Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết mà trọng tài viên phải tôn trọng, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định của hội đồng trọng tài theo bị tòa án hủy theo yêu cầu của các bên.
b) Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. Khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải thực sự là người thứ ba có đủ các điều kiện nhất định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp, không liên các quan đến bên tranh chấp cũng như không có bất kì lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó. Điều 20 Luật trọng tài thương mại 2010 có các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối với Trọng tài viên nhằm hình thành ở nước ta một đội ngũ trọng tài viên nòng cốt có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có chuyên môn và uy tín xã hội. Đặc biệt, Luật dành cho các Trung tâm trọng tài quyền được đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn đối với các Trọng tài viên trong danh sách của mình.
Khắc phục những hạn chế của
Để giải quyết tranh chấp một cách công bằng, hợp lí, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên, trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật. Khi giải quyết các tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài, trọng tài viên phải căn cứ vào pháp. Tư tưởng chỉ đạo đối với trọng tài viên là pháp luật, chỉ có căn cứ vào pháp luật, trọng tài viên mới giải quyết được tranh chấp một cách vô tư, khách quan được.
c. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
d.Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.Để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín bí mật kinh doanh, giữ cho các bên tranh chấp cơ hội hợp tác thì nguyên tắc của giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài được tiến hành không công khai.
e. Nguyên tắc giải quyết một lần và phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp thương mại là nhanh chóng, dứt điểm, tránh dây dưa, kéo dài, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Để các tranh chấp thương mại giữa các nhà kinh doanh được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, thủ tục trọng tài rất đơn giản, không có nhiều giai đoạn xét xử như tố tụng tại tòa án đã ra đời. Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, trọng tài thương mại không có cơ quan cấp trên nên phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như bản án sơ thẩm của tòa án và cũng không có thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tố tụng trọng tài chỉ có một trình tự giải quyết, tức là các tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết một lần trọng tài.
2. Phân tích nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên
Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội
Có thể nói, thỏa thuận trọng tài là “hòn đá tảng” của quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, thể hiện sự nhất trí của các bên cùng đưa tranh chấp ra trọng tài để giải quyết theo quy tắc của một tổ chức trọng tài nhất định. Đây là cơ sở cho các bên tiến hành giải quyết bằng trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực không chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các bên mà còn là một căn cứ pháp lý để dựa vào đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ trọng tài. Vì thỏa thuận trọng tài có vị trí, vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên pháp luật của các nước cũng như luật quốc tế đều dành cho thỏa thuận trọng tài một sự quan tâm đặc biệt, thể hiện ở chỗ trong các đạo luật về trọng tài thường có một chương riêng để quy định về vấn đề này (Luật trọng tài thương mại quốc tế Cộng hòa liên bang Nga 1993; Luật trọng tài Canada 1986; Luật trọng tài Đức năm 1998…).
Theo các quy định này, thỏa thuận trọng tài không chỉ được khẳng định như một nguyên tắc “nền tảng” của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng mà còn làm sàng tỏ hơn về các vấn đề có liên quan như: hình thức thỏa thuận trọng tài, các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu, quan hệ giữa điều khoản trọng tài và hợp đồng
Như vậy, nguyên tắc thỏa thuận trọng tài đã được phản ánh khá đậm nét trong pháp luật trọng tài của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng, trở thành nguyên tắc “nền tảng” của tố tụng trọng tài. Trọng tài sẽ mất đi bản chất vốn có của nó nếu thiếu vắng nguyên tắc này – một nguyên tắc thể hiện sự tôn trọng ý chí, nguyện vọng chung của các bên, tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
3. Phân tích nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật
Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
Đây là nguyên tắc trung tâm của trọng tài thương mại đồng thời cũng là yêu cầu đặt ra đối với các chủ thể giải quyết tranh chấp, đó là các trọng tài viên – người được các bên tranh chấp trực tiếp hoặc gián tiếp lựa chọn. Điều đó có thể ảnh hưởng đến tính đúng đắn, chính xác, khách quan và khả năng thi hành phán quyết của trọng tài. Vì vậy, các trọng tài viên cần phải đặc biệt lưu ý về tính độc lập, khách quan của mình đối với các bên tranh chấp.
Một số trung tâm trọng tài còn yêu cầu trọng tài viên phải xác nhận bằng văn bản rằng họ đang và sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày bất kỳ sự kiện hoặc chi tiết nào có thể khiến các bên nghi ngờ về tính độc lập, vô tư khách quan của họ. Khi giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài, trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật vì nếu trọng tài viên không căn cứ vào pháp luật, nhận hối lộ hoặc có hành vi vi phạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên.
Chỉ có căn cứ vào pháp luật, trọng tài viên mới giải quyết được các tranh chấp một cách vô tư, khách quan, có như vậy mới được các nhà kinh doanh tín nhiệm. Bên cạnh sự vô tư, khách quan và tuân thủ quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm quyền tự do định đoạt của các bên tranh chấp, trọng tài viên còn phải có nghĩa vụ tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp.
Thực tiễn cho thấy, có khá nhiều thỏa thuận trọng tài đã bị tuyên bố vô hiệu vì không đảm bảo nguyên tắc này. Do đó, các bên tranh chấp nên lựa chọn trọng tài viên không phải là người thân thích hoặc có quan hệ trực tiếp với các bên như là thành viên, cổ đông công ty hoặc là người đã từng tư vấn cho một bên…
Đồng thời, mỗi bên nên tránh tiếp xúc riêng với trọng tài viên, trừ khi có mặt đầy đủ Hội đồng trọng tài hoặc thông qua tổ chức trọng tài quy chế sau khi đã có đủ thông báo hợp lý cho bên kia (nếu các bên lựa chọn trọng tài quy chế) bởi vì bên thua kiện có thể yêu cầu hủy quyết định trọng tài nếu bên đó chứng minh được trọng tài viên vi phạm quy tắc độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên đây không phải là nguyên tắc riêng của trọng tài vì giải quyết tranh chấp tại tòa án thẩm phán và Hội đồng nhân dân cũng phải “… độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” .
Tóm lại, đây là nguyên tắc đảm bảo vụ tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, chính xác và hợp lý nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của các bên tranh chấp.
4. Quy định về Tòa án có thẩm quyền chỉ định, thay đổi trọng tài viên
Trong tố tụng trọng tài, việc thành lập Hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp hoàn toàn là quyền của các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn thành lập Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hay nhiều Trọng tài viên tùy theo sự thỏa thuận của các bên, trường hợp các bên không có sự thỏa thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
Tuy nhiên, đối với việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc, nếu bị đơn hoặc các bị đơn không chọn được trọng tài viên, hoặc các Trọng tài viên không bầu được một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài, hoặc các bên không chọn được Trọng tài viên duy nhất (trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết) thì Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc nơi có trụ sở theo yêu cầu của một hoặc các bên có quyền đưa ra quyết định chỉ định Trọng tài viên, chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài trong các trường hợp.
Tại khoản 4 Điều 42 Luật trọng tài thương mại 2010 có quy định: “Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên”.
Như vậy đối với trường hợp cần phải thay đổi Trọng tài viên theo quy định của pháp luật (trong vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết), nếu các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp) có thể hỗ trợ việc quyết định thay đổi Trọng tài viên này. Cụ thể là Chánh án Tòa án có thẩm quyền sẽ phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
Trong khi đó,
Bên cạnh đó, Luật còn có quy định tại khoản 4 Điều 43 đối với trường hợp Trọng tài viên được lựa chọn không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp: “Trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết”. Theo đó, Tòa án cũng có thể hỗ trợ trong trường hợp Trọng tài viên được lựa chọn không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Như vậy, các quy định trên đã tránh được các bế tắc trong tố tụng trọng tài, đồng thời đảm bảo vụ tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết. Bởi vì, vụ tranh chấp đã được các bên thỏa thuận giải quyết theo thủ tục trọng tài, Tòa án không thụ lý giải quyết. Việc không thành lập được Hội đồng trọng tài hoặc không chọn được Trọng tài viên duy nhất gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp.
Vì thế, quyền lợi của các bên tranh chấp khó được đảm bảo, đặc biệt là bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Do đó, sự hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài thương mại trong việc chỉ định, thay đổi Trọng tài viên là việc hết sức cần thiết. Sự can thiệp của quyền lực nhà nước vào hoạt động trọng tài bằng việc chỉ định, thay đổi Trọng tài viên đã làm cho trọng tài có thể thực hiện được nhiệm vụ mà các bên tranh chấp giao phó, giúp các bên tháo gỡ những bất đồng, mâu thuẫn đã phát sinh.