Nhật Bản là một trong những nước có ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Mặc dù là một nước phát triển, nhưng dân số ở Nhật Bản lại đang già hóa, tỉ lệ sinh rất ít. Do vậy mà nhu cầu về lao động nước ngoài rất nhiều. Sau đây là bài viết về các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:
Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:
A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.
B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.
C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.
D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.
Đáp án: B
2. Tổng quan ngành công nghiệp Nhật Bản:
Công nghiệp được đánh giá là ngành mũi nhọn của Nhật Bản, là sức mạnh của nền kinh tế với giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng đặc biệt phát triển rất mạnh các ngành có kĩ thuật cao: vật liệu, chế biến kim loại, kỹ thuật cơ khí, điện, đóng tàu, dệt, robot…Trong đó các ngành chiếm tỉ trọng lớn là chế tạo, xây dựng công trình công cộng, dệt, sản xuất điện tử, công nghiệp ô tô.
Công nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Người dân rất tự hào khi được sở hữu kỹ thuật công nghệ bậc nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất chế biến kim loại, đóng tàu, công nghệ kỹ thuật điện tử,… Các cụm công nghiệp như sắt thép và hóa dầu tập trung ở các vùng ven biển với trung tâm là vành đai Thái Bình Dương, chuyên nhập khẩu nguyên liệu, chế biến gia công và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Các lĩnh vực công nghiệp mới như hóa dược phẩm, công nghiệp hàng không vũ trụ,… cũng được tập trung phát triển. Các ngành khác như công nghệ robot, công nghệ sinh học, công nghệ Nano, công nghệ thông tin hay kỹ thuật tài chính,… của Nhật cũng được đánh giá cao.
Tổng giá trị sản lượng công nghiệp Nhật Bản đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Cơ cấu ngành công nghiệp Nhật Bản rất đa dạng, chủ yếu tập trung phát triển ngành kỹ thuật cao như: đóng tàu, điện tử, người máy, sản xuất ô tô,… Năm 2010, Nhật Bản xếp thứ 3 thế giới về xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao với 400 tỷ USD. Năm 2018, thủ đô Tokyo được công nhận là thành phố công nghệ cao số 1 thế giới.
Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp Nhật Bản:
– Ngành công nghiệp chế tạo
Sản phẩm nổi bật | Hãng nổi tiếng | |
Tàu biển | Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới. | Mitsubishi, Hitachi, Toyota, Nissan, Honda, Suzuki. |
Ô tô | Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra. | |
Xe gắn máy | Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra. |
– Ngành sản xuất điện tử trong công nghiệp Nhật Bản
Ngành sản xuất điện tử là ngành công nghiệp mũi nhọn tại Nhật Bản. Nhật Bản cũng là cái nôi của nền công nghiệp chế tạo robot. Phải kể đến các thành tựu như:
– Năm 2000, Nhật Bản dẫn đầu về chế tạo robot trên thế giới. Sở hữu hơn một nửa số robot phục vụ công nghiệp sản xuất (402.200 trong tổng số 742.500 robot).
– Năm 2019, tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Nhật Bản đã giới thiệu nhiều thành tựu khoa học – công nghệ mới: bàn tay robot, máy bay dân dụng, máy bỏ rác thải không gian…
Sản phẩm nổi bật | Hãng nổi tiếng | |
Sản phẩm tin học | Chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghệ tin học thế giới. | Hitachi,Toshiba, Sony, Nipon, Electric, Fujitsu |
Vi mạch và chất bán dẫn | Đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn. | |
Vật liệu truyền thông | Đứng thứ hai thế giới. | |
Robot | Chiếm khoảng 60% tổng số robot của thế giới và sử dụng robot với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ,… |
– Ngành xây dựng và các công trình công cộng
Công trình giao thông, công nghiệp: Chiếm khoảng 20% giá trị thu nhập công nghiệp, đáp ứng việc xây dựng các công trình với kỹ thuật cao.
– Ngành dệt
Sợi, vải các loại: Là ngành khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển.
Các trung tâm công nghiệp Nhật Bản:
– Vùng Hokkaido
Ở Hokkaido, tại thành phố Sapporo chủ yếu phát triển ngành công nghiệp thực phẩm như bia và các sản phẩm từ sữa. Thành phố cảng Hakodate thì phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. Còn thành phố Tomakomai nổi tiếng về công nghiệp chế biến giấy. Số còn lại là công nghiệp nặng như: khai thác than, luyện kim đen,…
Các trung tâm công nghiệp lớn: Sapporo, Muroran, Kushiro.
– Vùng Kanto
Vịnh duyên hải Tokyo tập trung nhiều cảng biển lớn như Yokohama và sân bay quốc tế Narita. Ở trung tâm thủ đô Tokyo có nhiều công xưởng in ấn và xuất bản. Khu công nghiệp Keihin phát triển mạnh về công nghiệp cơ khí và công nghiệp nặng.
Các trung tâm công nghiệp lớn: Yokohama, Tokyo.
– Vùng Kyushu
Phía Bắc Kyushu có nhà máy thép Yahata. Ở tỉnh Kumamoto có nhiều nhà máy công nghiệp điện tử, chế tạo IC (vi mạch máy tính) bằng Silicon. Các nghề sản xuất mang tính truyền thống như gốm Arita, Imari cũng rất nổi tiếng, được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.
Các trung tâm công nghiệp lớn: Fukuoka, Nagasaki.
– Vùng Shikoku
Các khu vực dọc theo biển Seto tập trung rất nhiều nhà máy, do hệ thống giao thông ở đây rất phát triển. Chủ yếu phát triển về: dệt, công nghiệp hóa dầu, luyện thép. Ngoài ra vùng lân cận TP Hiroshima cũng có nhà máy sản xuất xe hơi lớn.
– Vùng Kinki
Có hai trung tâm công nghiệp lớn là Osaka và Kobe. Phát triển mạnh về công nghiệp cơ điện khí, công nghiệp dệt, công nghiệp nặng. Đặc biệt là ngành luyện sắt ở TP Himeji và nghề đóng tàu ở TP Aioi rất phát triển. Khu công nghiệp được mở rộng từ miền nam thành Osaka đến tỉnh Wakayama và phía tây nam tỉnh Hyogo.
3. Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiên nay là:
A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.
B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.
C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.
D. Công nghiệp chế tạo , sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.
Đáp án: B
Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là: công nghiệp chế tạo (chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu), sản xuất điện tử (ngành mũi nhọn với các sản phẩm đứng hàng đầu thế giới như vi mạch và chất bán dẫn, robot, vật liệu truyền thống), xây dựng và công trình công cộng ( chiếm 20% giá trị thu nhập công nghiệp), dệt (là ngành khởi nguồn của nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX)
Câu 2: Dệt là ngành khởi nguồn vào thế kỉ thứ bao nhiêu của công nghiệp Nhật Bản?
A. Thế kỉ XVII
B. Thế kỉ XVIII
C. Thế kỉ XIX
D. Thế kỉ XX
Đáp án: C
Ngành công nghiệp dệt ở Nhật Bản là ngành khởi nguồn của công nghiệp ở thế kỉ XIX và vẫn duy trì sự phát triển cho đến tận ngày nay. Ngành công nghiệp chiếm 30,1% GDP cả nước và ngành dệt may được coi là ngành truyền thống ở Nhật Bản, góp phần tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, chứng minh qua giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới với cơ cấu đa dạng, phát triển mạnh.
Câu 3: Ngành công nghiệp dệt xuất phát chủ yếu từ đâu?
A. Vùng Kinki
B. Vùng Chubu
C. Vùng Hokkaido
D. Dọc theo biển nội địa Seto và vùng Chubu.
Đáp án: D
Khu công nghiệp nội địa Seto ở thành phố Mihara tỉnh Hiroshima, TP. Kurashiki, TP. Okayama của tỉnh Okayama có các nghề từ xưa như dệt vì nơi đây thuận lợi và phát triển về giao thông nên các nhà máy tập trung đông đảo. Các công xưởng mang tính truyền thống như công xưởng đồ gốm sứ và đồ len lụa cũng được phát triển ở vùng Chubu. các nghề vải lụa của tỉnh Fukui và vải dệt của thành phố Ojiya tỉnh Nigata.
Câu 4: Ngành dệt truyền thống hướng vào
A. Tận dụng tối đa sức lao động.
B. Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
C. Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước.
D. Kĩ thuật cao.
Đáp án: A, B
Ở một số vùng, tỉnh như Ishikawa, vùng Chubu, dọc theo biển nội địa Seto,…nơi mà có đầy đủ điều kiện thuận lợi như nguồn cung cấp nguyên vật liệu, mặt bằng sản xuất, giao thông thuận tiện,… Mùa đông do tuyết rơi nhiều nên ngành công nghiệp truyền thống làm ở nhà đã được phát triển. Chính vì vậy, hàng năm, các công ty xí nghiệp ở đây cần một lượng lớn lao động để vận hành máy móc.
Câu 5: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì
A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
Đáp án: B
Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương, chủ yếu do ở khu vực này giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán và trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền và các cường quốc khác trên thế giới như Hoa Kì, EU, Singapore,…
THAM KHẢO THÊM: