Quy định về hình thức xử phạt bổ sung? Các lỗi vi phạm sẽ bị tịch thu xe vĩnh viễn theo quy định mới nhất? Các lỗi vi phạm sẽ bị tịch thu xe vĩnh viễn đối với chủ phương tiện và đối với người điều khiển phương tiện theo quy định mới nhất?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
Trong lĩnh vực giao thông, nếu nhận thấy hành vi vi phạm giao thông gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc việc điều khiển có nguy cơ gây nguy hiểm cho những người xung quanh thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu phương tiện.
Luật sư tư vấn quy định về các lỗi vi phạm sẽ bị tịch thu xe vĩnh viễn: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về hình thức xử phạt bổ sung
Căn cứ theo quy theo quy định tại Điều 21, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định những hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính”
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định những hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28
a) Buộc giảm khối lượng, số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo định mức quy định;
b) Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
c) Buộc sắp xếp lại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
d) Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến vi phạm hành chính;
đ) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung.”
Tiếp đó, theo quy định tại điều 26,
“Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này”.
Theo đó, về nguyên tắc, khi một chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện thì cho dù tài sản đó có thuộc sở hữu của người vi phạm hay không thì vẫn bị tịch thu theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
– Về thủ tục tịch thu, khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến.
Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến
2. Các lỗi vi phạm sẽ bị tịch thu xe vĩnh viễn theo quy định mới nhất
2.1. Đối với người điều khiển phương tiện
-Đối với phương tiện Ô tô và các loại xe tương tự xe ôtô. Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, sẽ bị tịch thu đối với người điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi thuộc các trường hợp sau:
-Căn cứ tịch thu phương tiện theo Điểm b Khoản 5 và Điểm d Khoản 6 Điều 16
-Theo Điểm c Khoản 5 và Điểm d Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông) sẽ bị tịch thu phương tiện
-Theo Điểm a Khoản 4, Điểm đ Khoản 5 và Điểm đ Khoản 6
– Đua ô tô trái phép, căn cứ tịch thu phương tiện theo Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Đối với mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô phương tiện bị tịch thu khi
-Người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe. Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định, căn cứ theo Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 8 và Điểm c Khoản 10 Nghị định 100.
-Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông; căn cứ theo Điểm b Khoản 3 và Điểm d Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100.
-Điều khiển xe thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): Không có Giấy đăng ký xe theo quy định; Sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe, căn cứ theo Điểm a, Điểm b Khoản 2 và Điểm đ Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
-Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép, căn cứ Khoản 2 và Điểm b Khoản 4 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Đối với Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác sẽ bị tịch thu phương tiện trong các trường hợp như sau:
Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô, căn cứ theo Điểm a, Điểm b Khoản 3 và Khoản 5 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông, căn cứ theo Điểm b Khoản 1 và Điểm a Khoản 4 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP . Lưu ý: Chỉ tịch thu phương tiện, không tịch thu súc vật kéo, cưỡi.
Máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng
Điều khiển xe thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): Không có Giấy đăng ký xe theo quy định; Sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe, căn cứ Điểm d, Điểm e Khoản 2 và Điểm d Khoản 3 Điều 19 Nghị định 100.
Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông, căn cứ Điểm b Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
2.2. Đối với chủ phương tiện
-Đối với Mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô: Khi chủ phương tiện tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông sẽ bị tịch thu phương tiện, căn cứ vào Điểm a Khoản 5 và Điểm b Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
+Đưa phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): Không có Giấy đăng ký xe; Có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe, căn cứ vào Điểm g, Điểm h Khoản 5 và Điểm c Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
-Đối với Ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng
+ Khi chủ phương tiện tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông, sẽ bị tịch thu xe căn cứ Điểm a Khoản 7 và Điểm b Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/ND-CP
+ Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 Nghị định 100, căn cứ theo Điểm đ Khoản 8 và Điểm b Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
+ Đưa phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): Không có Giấy đăng ký xe; Có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe, căn cứ Điểm m Khoản 7, Điểm e Khoản 8 và Điểm c Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
+ Cải tạo các xe ôtô khác thành xe ôtô chở khách, tịch thu xe theo Điểm b Khoản 9 và Điểm b Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Ngoài ra, đối với các tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sẽ bị tịch thu xe khi sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có chất lượng, niên hạn sử dụng không bảo đảm điều kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký (trừ trường hợp xe ôtô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách), căn cứ tịch thu phương tiện theo Điểm i Khoản 6 và Điểm đ Khoản 10 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP