Các loại tiền thưởng? Chế độ khen thưởng trong doanh nghiệp?
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động luôn đưa ra các phương án để khích lệ người lao động để người lao động làm việc và tạo ra năng suất và sản phẩm để người sử dụng lao động có thể thu lại nhiều lợi nhuận từ quá trình lao động đó. Những hình thức khích lệ người lao động mà dễ được bắt gặp nhất của các doanh nghiệp, công ty, đơn vị sự nghiệp bao gồm: tuyên dương, vinh danh, khen thưởng,….Trong đó, khen thưởng, tiền thưởng được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất trong quá trình quản lý và sử dụng người lao động.
Tuy nhiên, dù là được khẳng định là các hình thức phổ biến nhưng không hẳn là tất cả mọi người lao động đều có thể biết và hiểu hết về các quy định của pháp luật liên quan đến tiền thưởng và khen thưởng. Vậy pháp luật Lao động hiện hành đã quy định về nội dung của tiền thưởng như thế nào? Các loại tiền thưởng được quy định trong pháp luật như thế nào? Chế độ khen thưởng trong doanh nghiệp có nội dung ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về các loại tiền lương, chính sách khen thưởng trong luật định như sau:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 12/2019/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Mục lục bài viết
1. Các loại tiền thưởng?
Trước khi đi vào tiềm hiểu về các loại tiền thưởng thì tác giả sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về khái niệm tiền thưởng trước khi phân loại các loại tiền thưởng này. Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì tiền thưởng được hiểu là một khoản thù lao mà người sử dụng lao động dùng để bổ sung cho tiền lương để trả cho những yếu tố mới phát sinh trong quá trình lao động của người lao động như:tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, sáng kiến…Tuy rằng, theo như quy định tại Điều 103
“Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”.
Từ khái niệm và các quy định liên quan đến tiền thưởng tại Điều này thì có thể biết được bản chất của tiền thưởng thì:
– Thứ nhất, tiền thưởng trong quan hệ lao động thực chất là khoản tiền bổ sung của người sử dụng lao động, nhà quản lý dùng để bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
– Thứ hai, tiền thưởng được xác định là một trong những biện pháp của người sử dụng lao động dùng để khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc mà người sử dụng lao động giao. Từ việc khuyến khích này để nhằm hướng tới việc người sử dụng lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc.
– Thứ ba, quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Các hình thức tiền thưởng là các loại tiền thưởng hiện đang áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Các hình thức đó là: – Thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng;
– Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm;
– Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động;
– Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.
Trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật mà người lao động có thể được bố trí làm việc theo đúng yêu cầu công việc phù hợp với khả năng lao động. Qua đó người lao động được trả lương theo đúng chất lượng công việc. Thưởng theo như quy định của pháp luật hiện hành quy định có rất nhiều loại, cụ thể:
Một là, thưởng tiết kiệm được áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật tư, nguyên liệu, có tác dụng hạ giá thành sản phẩm mà vẫn bảo đảm được chất lượng theo yêu cầu.
Hai là, thưởng năng suất chất lương được áp dụng khi người lao động thực hiện tốt hơn mức độ trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ba là, thưởng sáng kiến được áp dụng khi người lao động có các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tìm ra các phương pháp làm việc mới. có tác dụng làm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Bốn là, thưởng tỷ lệ sản phẩm hỏng được áp dụng khi người lao động giảm được tỷ lệ sản phẩm hỏng so với quy định của doanh nghiệp.
Năm là, thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp được áp dụng khi doanh nghiệp hoạt động có lãi, người lao động sẽ được chia một phần tiền lãi dưới dạng tiền thưởng.
Sáu là, thưởng tìm được nơi cung ứng tiêu thụ sản phẩm được áp dụng cho các nhân viên tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm…. hoặc có các hoạt động khác có tác dụng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bảy là, thưởng bảo đảm ngày công được áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày công vượt mức quy định của doanh nghiệp.
Tám là, thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp được áp dụng khi người lao động có thời gian phục vụ trong doanh nghiệp vượt mức giới hạn nhất định.
2. Chế độ khen thưởng trong doanh nghiệp?
Trên cơ sở quy định tại Thông tư 12/2019/TT-BNV, khen thưởng là hoạt động không cần quá thường xuyên mà nhằm mục tiêu khuyến khích, tôn vinh những cá nhân có nhiều cống hiến. Hoạt động khen thưởng của doanh nghiệp được biết đến là một hoạt động khác hoàn toàn so với việc trả tiền lương cho người lao động theo quy định. Ngoài ra thì, doanh nghiệp khi áp dụng văn hóa doanh nghiệp cần phải luôn luôn chú trọng tới khen thưởng những cá nhân xuất sắc. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp thực hiện việc khen thưởng không thực hiện một cách đồng loạt và phổ biến mà khen thưởng cần phải đúng lúc, động viên đúng người. Đối với những cá nhân người lao động được khen thưởng cần đảm bảo là những người xuất sắc nhất.
Bên cạnh những quy định về văn hóa khen thưởng của doanh nghiệp thì theo như quy định của pháp luật lao động nói chung và tại Thông tư 12/2019/TT-BNV đã quy định rất cụ thể và chi tiết về chế độ khen thưởng của doanh nghiệp tai Khoản 3 Điều 10 thông tư này như sau:
“3. Khen thưởng đối với doanh nghiệp.
a) Việc đề nghị các hình thức khen thưởng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước và Luật Kiểm toán độc lập phải có Báo cáo kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán có thẩm quyền trong thời gian 05 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng. Đối với doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán trong báo cáo thành tích phải nêu căn cứ không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán.
Đối với doanh nghiệp đề nghị tăng “Cờ thi đua của Chính phủ” thuộc đối tượng kiểm toán phải có báo cáo kết quả kiểm toán (nếu chưa có báo cáo kết quả kiểm toán thì sau khi có kết quả kiểm toán thực hiện trình khen thưởng theo quy định).
b) Tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động tại nơi đặt trụ sở giao dịch chính do Người đứng đầu doanh nghiệp khen thưởng hoặc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở giao dịch chính khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Đơn vị thành viên của doanh nghiệp, nhưng hạch toán độc lập và thực hiện nghĩa vụ ở địa phương nơi không đóng trụ sở giao dịch chính do Người đứng đầu khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc cấp giấy phép thành lập và hoạt động khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
c) Trường hợp tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp có thành tích đóng góp cho địa phương ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tập thể, cá nhân lập được thành tích khen thưởng theo thẩm quyền”.
Từ quy định nêu ở trên, có thể thấy rằng chế độ khen thưởng của doanh nghiệp được quy định ở điều này rất chặt chẽ và đảm bảo được tính công bằng tròn quá trình khen thưởng của doanh nghiệp. Do đó khi doanh nghiệp muốn thực hiện việc khen thưởng thì cần phải có Báo cáo kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán có thẩm quyền trong thời gian năm năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng. Bên cạnh đó mà muốn được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” phải có báo cáo kết quả kiểm toán theo quy luật định.
Bên cạnh đó, thẩm quyền khen thưởng của người đứng đầu và hoặc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động tại nơi đặt trụ sở giao dịch chính như đã được nêu ở Thông tư này.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về các loại tiền thưởng? Chế độ khen thưởng trong doanh nghiệp? theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về chế độ khen thưởng khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!