Hiện nay trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cá nhân, doanh nghiệp phải nộp thuế theo quy định của Nhà nước. Vậy các loại thuế phải nộp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa là gì?
Thuế xuất nhập khẩu hiện nay được quy định cụ thể trong Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu năm 2016.
Văn bản pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là thuế xuất nhập khẩu. Thực tế, có thể hiểu thuế xuất khẩu là loại thuế để đánh vào những mặt hàng Nhà nước hạn chế xuất khẩu. Còn thuế nhập khẩu là loại thuế để đánh vào những mặt hàng có nguồn gốc từ nước ngoài vào quốc gia mình trong quá trình nhập khẩu.
Những đối tượng phải chịu thuế bao gồm:
– Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
– Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế.
– Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
– Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Lưu ý: những đối tượng sau sẽ không được áp dụng thuế xuất nhập khẩu, cụ thể bao gồm:
– Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
– Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
– Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.
– Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
– Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
3. Các loại thuế phải nộp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa:
– Thuế nhập khẩu: hàng hóa là một trong những đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Cụ thể Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 có quy định về đối tượng chịu thuế, theo đó hàng hóa nhập khẩu qua biên giới và hàng hóa nhập khẩu tại chỗ hay hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu.
– Thuế xuất khẩu: những mặt hàng hóa là một trong những đối tượng chịu thuế xuất khẩu bên cạnh việc chịu thuế nhập khẩu. Theo Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 có quy định về đối tượng chịu thuế, theo đó hàng hóa xuất khẩu qua biên giới và hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác; hàng hóa xuất khẩu tại chỗ hay hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu.
– Thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trong đó bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Điều 5
Cũng căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì người nộp thuế được xác định là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
– Lệ phí làm thủ tục hải quan: Theo quy định tại Thông tư số 14/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh, mức thu phí hải quan là:
Số TT | Nội dung thu | Mức thu |
1 | Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh | 20.000 đồng/tờ khai |
2 | Phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ | 200.000 đồng/01 đơn |
3 | Phí hải quan cấp sổ ATA | 1.000.000 đồng/sổ |
4 | Phí hải quan cấp lại sổ ATA | 500.000 đồng/sổ |
3 | Lệ phí đối với hàng hoá quá cảnh | 200.000 đồng/tờ khai |
4 | Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo) | 200.000 đồng/phương tiện |
5 | Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan) | 500.000 đồng/phương tiện |
4. Hành vi trốn thuế sẽ chịu mức xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Phạt tiền 1 lần số thuế trốn:
Mức phạt này áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế.
+ Hành vi không nộp hồ sơ khai thuế hoặc sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế mà nộp hồ sơ khai thuế.
+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế.
+ Khi bán hàng hóa, dịch vụ không thực hiện lập hóa đơn, ngoại trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng.
+ Lập
+ Sử dụng hóa đơn không hợp pháp.
+ Sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
+ Sử dụng chứng từ không hợp pháp.
+ Sử dụng không hợp pháp chứng từ.
+ Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn.
+ Thực hiện lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
+ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế với việc thực hiện không đúng mục đích.
+ Không
– Mức phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn:
Áp dụng cho những đối tượng có hành vi tương tự như trên nhưng không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2 lần số thuế trốn:
Áp dụng cho những đối tượng có hành vi tương tự như trên mà có một tình tiết tăng nặng.
– Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn:
Áp dụng cho những đối tượng có hành vi tương tự như trên mà có hai tình tiết tăng nặng.
– Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn:
Áp dụng cho những đối tượng có hành vi tương tự như trên mà có từ ba tình tiết tăng nặng.
– Ngoài việc bị phạt tiền như trên người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
+ Bắt buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.
+ Bắt buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016.