Những điểm cần lưu ý khi nhập khẩu hàng hoá qua hải quan? Gửi hàng từ nước ngoài qua đường bưu điện có chịu thuế nhập khẩu? Chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam có phải chịu thuế nhập khẩu? Nhận quà tặng từ nước ngoài về có phải chịu thuế nhập khẩu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi có công ty nhập khẩu tôn cuộn từ Trung Quốc về Việt Nam. Trước khi hàng về tới cửa khẩu hải quan, để thông quan và mang hàng về, công ty tôi đã nộp thuế đầy đủ, khi công ty tôi bán hàng đi cho các công ty, doanh nghiệp khác để sản xuất thì tôi xuất hóa đơn VAT (thuế giá trị gia tăng) đầy đủ cho khách. Xin hỏi luật sư, khi bán hàng ra công ty tôi có phải nộp thuế gì nữa không và công ty tôi có được hoàn lại thuế không ạ.
Luật sư tư vấn
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn nhập khẩu tôn cuộn từ Trung Quốc về Việt Nam. Trước khi hàng về tới cửa khẩu hải quan thì để thông quan và mang hàng về, bạn đã nộp thuế đầy đủ. Khi bán hàng cho các doanh nghiệp khác thì công ty bạn cũng đã xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng (VAT) đầy đủ cho khách. Để xác định bạn có phải nộp thêm loại thuế gì nữa không, và có được hoàn thuế không thì cần xem xét trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, các loại thuế mà bạn đã nộp khi mang hàng nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam.
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp thì bạn đã nộp thuế đầy đủ, nhưng bạn lại không nói rõ bạn đã nộp những loại thuế nào. Tuy nhiên từ việc xác định sự việc của bạn là nhập khẩu tôn cuộn từ Trung quốc về Việt Nam thì các loại thuế bạn phải nộp bao gồm:
– Thuế nhập khẩu: Hàng hóa tôn cuộn mà bạn mua là hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu, biên giới về Việt Nam, và căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuê nhập khẩu năm 2016 thì đây là một trong những đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Cụ thể Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 có quy định:
“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu”.
Đồng thời, công ty bạn nhập khẩu nguồn hàng hóa này về Việt Nam để bán lại, tiêu thụ cho các công ty khác để sản xuất, nên căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 thì công ty bạn được xác định là người nộp thuế ở đây.
Hàng hóa nhập khẩu của bạn là tôn cuộn được xác định là một hàng hóa thông thường, các doanh nghiệp ở Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu loại hàng hóa này là nhằm mục đích tiêu thụ trong nước, cụ thể là bán lại cho các doanh nghiệp khác để sản xuất. Từ những thông tin phân tích này, thì có thể thấy, tôn cuộn – không phải là hàng hóa được miễn thuế theo quy định tại Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016.
– Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ theo quy định tại Điều 2
Đối với loại thuế này thì căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) được xác định là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Cũng căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì người nộp thuế được xác định như sau:
“Điều 4. Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).”
Đồng thời, hàng hóa mà công ty bạn nhập khẩu là tôn cuộn được nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam, để thực hiện việc kinh doanh, mua bán cho các doanh nghiệp khác trong nước, và loại hàng hóa này không thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Do vậy, hàng hóa tôn cuộn mà công ty bạn nhập khẩu được xác định là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, và công ty bạn là người nộp thuế vì đã thực hiện hoạt động nhập khẩu loại hàng hóa này.
– Lệ phí làm thủ tục hải quan. Theo quy định tại Điều 1, Khoản 1 Điều 3 và Biểu mức thu lệ phí trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm theo Thông tư số 274/2016/TT- BTC của Bộ Tài Chính thì lệ phí làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là 20.000 đồng/Tờ khai.
Như vậy, ngoài lệ phí làm thủ tục hải quan, thì công ty bạn khi nhập khẩu tôn cuộn từ Trung Quốc về Việt nam sẽ phải nộp thuế xuất nhập, khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Thứ hai, những loại thuế công ty bạn phải nộp khi đưa hàng nhập khẩu ra buôn bán trên thị trường và vấn đề về hoàn thuế.
Đối với hàng hóa được mua bán, tiêu thụ ra thị trường thì theo quy định của pháp luật sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng, tức là thuế tính thêm giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình lưu thông và tiêu dùng (theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi), chỉ trừ trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế, được miễn thuế.
Theo thông tin bạn cung cấp thì sau khi nộp đầy đủ các loại thuế để có thể thông quan và đưa hàng về, thì bạn cũng đã bán hàng ra thị trường và có xuất hóa đơn giá trị gia tăng đầy đủ cho khách. Vậy nên đối với hàng hóa nhập khẩu, công ty bạn đã thực hiện việc đóng thuế (tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam) nên công ty bạn sẽ không phải nộp thêm các loại thuế khác đối với loại hàng hóa này.
Về việc hoàn thuế: khi nhập khẩu tôn cuộn từ Trung Quốc về Việt Nam thì công ty bạn đã phải đóng các loại thuế như: Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, và lệ phí hải quan.
* Về hoàn thuế nhập khẩu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 thì các trường hợp được hoàn thuế gồm:
“Điều 19. Hoàn thuế.
1. Các trường hợp hoàn thuế:
a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;
c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
2. Hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua
sử dụng, gia công, chế biến.
3. Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn đã nhập khẩu tôn cuộn, sau đó đưa về Việt Nam và bán hàng đi cho các công ty khác để sản xuất. Căn cứ theo quy định từ Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 nêu trên thì công ty bạn chỉ có thể thuộc đối tượng được hoàn thuế nếu như công ty bạn đã nộp thuế nhập khẩu nhưng nhập khẩu ít hơn so với số lượng hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế.
Nếu bạn nhập khẩu đúng số lượng hàng đã nộp thuế thì trong trường hợp này, bạn không thuộc trường hợp nào để được hoàn thuế nhập khẩu.
* Về hoàn thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 thì các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng gồm:
– Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
– Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.
– Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
– Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
Luật sư
Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hoá, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;
Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
– Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
– Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Xem xét tình huống của công ty bạn, thì trong thông tin bạn không nêu rõ công ty bạn nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp nào: khấu trừ thuế giá trị gia tăng hay phương pháp tính trên giá trị gia tăng? Do thông tin bạn không nêu rõ nên để xác định công ty bạn có thuộc đối tượng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hay không, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế. của công ty để xác định cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Những điểm cần lưu ý khi nhập khẩu hàng hoá qua hải quan
1. Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai.
2. Trị giá tính thuế:
– Khai báo trị giá: Ghép các chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp 1 vào tờ khai nhập khẩu; Đối các phương pháp khác, chỉ ghép một số chỉ tiêu kết quả vào tờ khai nhập khẩu, việc tính toán cụ thể trị giá theo từng phương pháp phải thực hiện trên tờ khai trị giá riêng.
– Tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, người khai hải quan khai báo Tổng trị giá hoá đơn, tổng hệ số phân bổ trị giá, trị giá hoá đơn của từng dòng hàng, các khoản điều chỉnh, hệ số phân bổ các khoản điều chỉnh, trên cơ sở đó, hệ thống sẽ tự động phân bổ các khoản điều chỉnh và tự động tính trị giá tính thuế cho từng dòng hàng.
– Không tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng ngoài I và F còn có trên 5 khoản điều chỉnh khác hoặc việc phân bổ các khoản điều chỉnh không theo tỷ lệ trị giá thì hệ thống không tự động phân bổ, tính toán trị giá tính thuế; Đối với các trường hợp này, người khai hải quan khai báo, tính toán trị giá tính thuế của từng dòng hàng tại tờ khai trị giá riêng, sau đó điền kết quả vào ô “trị giá tính thuế” của từng dòng hàng.
3. Tỷ giá tính thuế:
Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này để tự động tính thuế:
– Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA và đăng ký tờ khai IDC trong cùng một ngày hoặc trong 02 ngày có tỷ giá giống nhau thì hệ thống tự động giữ nguyên tỷ giá tính thuế;
– Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC (được tính là thời điểm người khai hải quan ấn nút “Gửi” tại màn hình IDC) tại ngày có tỷ giá khác với tỷ giá tại ngày khai thông tin nhập khẩu IDA thì hệ thống sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại – thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn hệ thống sẽ tự động cập nhật lại tỷ giá theo ngày đăng ký tờ khai.
4. Thuế suất:
– Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để tự động điền vào ô thuế suất.
– Trường hợp thuế suất tại ngày IDC dự kiến khác thuế suất tại ngày IDC, thì khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC hệ thống sẽ báo lỗi, khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại – thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn, hệ thống tự động cập nhật lại thuế suất theo ngày đăng ký tờ khai IDC.
– Trường hợp người khai hải quan nhập mức thuế suất thủ công thì hệ thống xuất ra chữ “M” bên cạnh ô thuế suất.
5. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế:
– Việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK không căn cứ vào Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế, mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.
– Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế.
– Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).
– Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký DMMT trên VNACCS (TEA) thì phải nhập đủ cả mã miễn thuế và số DMMT, số thứ tự dòng hàng trong DMMT đã đăng ký trên VNACCS.
– Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế Nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký DMMT nhưng đăng ký thủ công ngoài VNACCS thì phải nhập mã miễn thuế và ghi số DMMT vào phần ghi chú.
6. Trường hợp hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng:
– Việc xác định hàng hóa, thuế suất giá trị gia tăng không căn cứ vào Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng; mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa, thuế suất cụ thể theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng.
– Nhập mã thuế suất thuế giá trị gia tăng vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).
7. Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (do có nợ quá hạn quá 90 ngày hoặc Doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh,…)
Hệ thống tự động từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi cho phía người khai lý do từ chối tiếp nhận khai báo. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại thì hệ thống vẫn chấp nhận đăng ký tờ khai dù doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên.
8. Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai (bảo lãnh theo số vận đơn/hóa đơn)
Aố vận đơn hoặc số hóa đơn đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số vận đơn/số hóa đơn người khai khai báo trên màn hình nhập liệu.
Nếu đăng ký bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai thì số tờ khai đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.
9. Trường hợp cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp thuế khác nhau
Hệ thống sẽ tự động xuất ra các chứng từ ghi số thuế phải thu tương ứng với từng thời hạn nộp thuế. Trường hợp người khai làm thủ tục nhập khẩu nhiều mặt hàng nhưng các mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên các tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế (ví dụ: người khai làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng gỗ và dầu thô thì phải khai trên 02 tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế: mặt hàng gỗ có thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 30 ngày; mặt hàng dầu thô có thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 35 ngày).
2. Chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam có phải chịu thuế nhập khẩu?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là tu nghiệp sinh ở Nhật Bản trở về việt nam. Có gửi qua bưu điện 1 thùng hàng cá nhân khoảng 30kg đã trả cước phí bên Nhật Bản .Nhưng tôi cũng là người nhận hàng tại Việt Nam. Vậy thùng hàng của tôi có bị tính thuế nhập khẩu hay không? Thủ tục nhận hàng như thế nào? Hiện tại tôi chưa có mặt ở việt nam để nhận hàng. Mong luật sư giải đáp giúp!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Luật thuế xuất nhập khẩu 2015 quy định đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
Căn cứ Điều 1 Quyết định 78/2010/QĐ-Ttg quy định về giá trị hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế như sau:
– Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
– Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị trên 1.000.000 đồng (một triệu đồng) phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Như thế, trong trường hợp của bạn, hàng hóa được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua đường bưu điện có giá trị dưới 1 triệu đồng thì được miễn thuế nhập khẩu. Còn nếu có giá trị trên 1 triệu đồng thì phải chịu thuế nhập khẩu.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì người khai hải quan, người nộp thuế có quyền, nghĩa vụ sau:
– Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai hải quan và các chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định của pháp luật, các yếu tố làm căn cứ, liên quan đến tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (trừ việc kê khai thuế suất, số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế);
– Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên giấy nộp tiền theo quy định của Bộ Tài chính về thu, nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kê khai thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan và đã được xử lý theo kê khai nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập – tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì người nộp thuế phải thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định tại Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
– Cử người đại diện khi làm thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.
Như thế, nếu bạn không thể có mặt để nhận hàng hóa do chính bạn gửi về, bạn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục hải quan cho bạn.
Căn cứ Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC người thực hiện thủ tục khai hải quan phải chuẩn bị hồ sơ khai hải quan sau:
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC;
– Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
– Giấy ủy quyền giữa bạn và người nhận ủy quyền
Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.
4. Nhận quà tặng từ nước ngoài về có phải chịu thuế nhập khẩu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có được cô ở Đài Loan tặng 1 chiếc xe máy mới khoảng 50 triệu đồng cô em đang làm việc theo dạng hợp đồng bên đó, cho em hỏi là em có phải chịu thế nhập khẩu không nếu có thì là bao nhiêu. Em cảm ơn ạ.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16
– Hàng hoá XNK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Hành lý của người XNC;
– Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
– Quà biếu, tặng;
– Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới;
– Hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh;
– Hàng hóa có trị giá tối thiểu và số tiền thuế phải nộp tối thiểu.
Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP về hạn mức miễn thuế đối với quà biếu tặng từ nước ngoài cho người Việt Nam:
“2. Định mức miễn thuế:
a) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trị giá hải quan không vượt quá 2.000.000 đồng hoặc có trị giá hải quan trên 2.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng được miễn thuế không quá 04 lần/năm.”
Bạn được tặng một chiếc xe trị giá 50 triệu đồng, như vậy bạn chắc chắn thuộc trường hợp phải đóng thuế xuất nhập khẩu.
Mức thuế xuất nhập khẩu đối với chiếc xe của bạn sẽ căn cứ dựa trên giá trị của xe do cơ quan hải quan tiến hành xác định.