Trong điều tra hình sự thường sử dụng những loại thực nghiệm điều tra như sau.
Trong thực nghiệm điều tra hình sự thường sử dụng những loại thực nghiệm điều tra sau:
*Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác một sự việc, hiện tượng nhất định
Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng nghe, nhìn của một người tham gia tố tụng cụ thể (thường là người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng) đối với một tình tiết, hiện tượng nào đo ủa vụ án trong điều kiện, hoàn cảnh tương tự như lời khai đó. Cơ sở của thực nghiệm điều tra loại này là nội dung lời khai của người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng. Thực nghiệm điều tra loại này được tiến hành dưới hình thức diễn lại.
Các yếu tố khách quan như thời tiết, ánh sáng, khoảng cách, gió, địa điểm…, yếu tố chủ quan như trạng thái tâm lí, sức khỏe, tuổi… luôn ảnh hưởng đến khả năng tri giác của của một người. Do vậy, khi thực nghiệm điều tra cần tái tạo lại điều kiện, hoàn cảnh giống ở mức tối đa với điều kiện, hoàn cảnh khi sự việc, hiện tượng xảy ra trong thức tế trước đây. Việc tái tạo lại không phải lúc nào cũng giống được với điều kiện, hoàn cảnh đã xảy ra bởi có một số yếu tố rất khó để tái tạo, như tâm lí của một người… Trong một số trường hợp có những yếu tố tuy không thể tái tạo nhưng có thể thay thế thì vẫn có thể thay thế để tiến hành thực nghiệm điều tra. Bên cạnh đó, cũng cần phải làm rõ sự thay đổi khả năng nghe, nhìn của những người đưa ra thực nghiệm điều tra khi họ là người có mặt trong thời điểm xảy ra sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế, bởi từ thời điểm xảy ra sự việc, hiện tượng trong thực tế đến thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra, khả năng tri giác của họ có thể đã thay đổi, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả của thực nghiệm điều tra.
Để kết quả của thực nghiệm điều tra được khách quan, đáng tin cậy, có thể tiến hành nhiều lần, điều tra viên không được thông báo cho những người đưa ra thực nghiệm biết trước về đối tượng quan sát, thụ cảm và mục đích cụ thể của cuộc thực nghiệm điều tra.
*Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất định
Đây là loại thực nghiệm điểu tra được tiến hành nhằm làm rõ một người nào đó có khả năng thực hiện được một hành vi cụ thể nào đó nói chung hay trong những điều kiện cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian đã xác định hay không. Cơ sở để tiến hành thực nghiệm điều tra loại này cũng là nội dung lời khai (đa phần là của người bị tạm giữ, bị can) về hành vi, sự việc mà họ khai là đã làm và những điều kiện chủ quan, khách quan khi họ thực hiện hành vi, sự việc đó. Hình thức của thực nghiệm điều tra trong trường hợp này cũng là diễn lại.
Loại thực nghiệm điều tra này thường sử dụng để kiểm tra kĩ năng nghề nghiệp và những kĩ năng khác của một người nào đó như kĩ năng viết, vẽ, khắc dấu, kĩ năng tự tạo ra các loại vũ khí khác nhau… Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, điều tra viên cần quan tâm đến sự thay đổi của những người được đưa ra thực nghiệm như về sức khỏe, tâm lí…, bởi có thể có sự thay đổi trong khoảng thời điểm xảy ra hành vi, sự việc và thời điểm thực nghiệm điều tra; cần chú ý đảm bảo sự giống nhau ở mức tối đa giữa điều kiện, hoàn cảnh tiến hành thực nghiệm điều tra và điều kiện, hoàn cảnh thực hiện hành vi, công việc trước đó.
*Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng diễn ra của một sự việc, hiện tượng
Đây là loại thực nghiệm điều tra mà trong đó cơ quan điều tra tổ chức thí nghiệm một sự việc, hiện tượng nào đó đã xảy ra chưa rõ nguyên nhân theo các gải thuyết điều tra đã dặt ra nhằm xác định nguyên nhân và diễn biến của sự việc, hiện tượng ấy. Căn cứ vào cơ sở là tài liệu, nọi dung tình hình, kinh nghiệm, hiểu biết của điều ta viên thì hình thức của thực nghiệm điều tra loại này là làm thử. Kết quả của công việc thí nghiệm sẽ cho biết các giả thuyết điều tra đã đặt ra có đúng hay không, cụ thể như trong điều kiện, hoàn cảnh này thì sự việc, hiện tượng đó có xảy ra hay không, nếu có thì xảy ra như thế nào…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khi tổ chức, tiến hành cần có sự tính toán chính xác, khoa học, bố trí điều kiện tương tự như lúc xảy ra sự việc, hiện tượng đó, nếu thấy cần thiết thì cần có sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ chuyên môn trong những lĩnh vực khoa học, kĩ thuật. Các phương án đề phòng, khắc phục những thiệt hại về người hoặc tàn sản (nếu có) do thực nghiệm gây ra cần được tính tới và đề xuất trong quá trình lập kế hoạch làm thí nghiệm. So với hai loại thực nghiệm nêu trên, thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng diễn ra của một sự việc, hiện tượng được làm trong quy mô nhỏ.
*Thực nghiệm điều tra nhằm xác định diễn biến của những tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra
Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành khi cần kiểm tra lời khai của bị can, người làm chứng, người bị hại… về quá trình diễn biến của sự việc xảy ra nói chung hoặc những tình tiết cụ thể của nó. Loại thực nghiệm này giống với loại thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác một sự việc, hiện tượng nhất định và thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất định về mặt cơ sở và hình thức. Thực nghiệm điều tra loại này được tiến hành dưới hình thức diễn lại.
Kết quả của thực nghiệm điều tra loại này sẽ giúp cơ quan điều tra có thể làm rõ diễn biến của sự việc xảy ra và xác định sự việc đó có thể diễn ra đúng như mô tả của bị can, người làm chứng… hay không. Tương tự như hai loại thực nghiệm kia, khi tiến hành thực nghiệm điều tra loại này cũng cần chú ý đến việc tái tạo sự giống nhau ở mức tối đa giữa điều kiện, hoàn cảnh tái tạo và điều kiện, hoàn cảnh khi sự việc, hiện tượng cần kiểm tra đã diễn ra trước đây. Thực nghiệm điều tra cũng có thể được tiến hành nhiều lần.
*Thực nghiệm điều tra nhằm xác định quá trình hình thành dấu vết của sự việc đã xảy ra
Đây là loại thực nghiệm điều tra ít được sử dụng trong thực tế và chỉ được tiến hành khi cần kiểm tra hoặc xác định: bằng cách nào các dấu vết của sự việc xảy ra đã xuất hiện trên các vật mang vết, đối tượng cụ thể nào đó có thể để lại loại dấu vết này hay không. “Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự” (Giáo trình khoa học điều tra hình sự). Xác định được dấu vết cũng như quá trình hình thành dấu vết của sự việc đã xảy ra sẽ làm rõ được nhiều vấn đề như: nội dung, tính chất, quá trình, diễn biến của sự việc; phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội… từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ án hình sự, đồng thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
Trên cơ sở xem xét hiện trường, điều tra viên bằng kinh nghiệm của mình sẽ đưa ra các giả thuyết và tiến hành thực nghiệm điều tra dưới hình thức làm thử. Sau khi tiến hành thực nghiệm điều tra và thu được dấu vết thực nghiệm, điều tra viên không tiến hành truy nguyên đối tượng đã để lại dấu vết đo mà chỉ xác định đối tượng trên có cần gửi đi giám định hay không hoặc dùng kết quả của thực nghiệm điều tra để xây dựng các giả thuyết của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Các phương pháp thu thập dấu vân tay trong điều tra hình sự
– Quy định của pháp luật hình sự về thực nghiệm điều tra
– Vai trò của hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại