Thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm. Vậy quy định về các loại tàu biển được thế chấp và thủ tục thế chấp tàu biển như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các loại tàu biển được thế chấp:
1.1. Quy định về thế chấp tàu biển:
Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BTP hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành có quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, theo quy định này thì các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm đó chính là:
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tàu bay, tàu biển mà có bảo lưu quyền sở hữu;
– Thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển đã đăng ký;
– Sửa chữa các sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký;
– Đăng ký văn bản
– Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển.
Như vậy, theo quy định trên thì thế chấp tàu biển chính là một trong những biện pháp bảo đảm phải đăng ký.
Tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về thế chấp tàu biển Việt Nam, theo quy định này thì thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho chính bên nhận thế chấp.
1.2. Các loại tàu biển được thế chấp:
Tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc đăng ký biện pháp bảo đảm (đã hết hiệu lực) có quy định về các trường hợp tàu biển được thế chấp, tại Nghị định này quy định các loại tàu biển sau đây sẽ được thế chấp:
– Tàu biển đăng ký không thời hạn;
– Tàu biển đăng ký có thời hạn;
– Tàu biển đang đóng;
– Tàu biển đăng ký tạm thời;
– Tàu biển loại nhỏ.
Tuy nhiên, tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP thay thế Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm,
– Tàu biển phải thuộc sở hữu của người thế chấp tàu biển;
– Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì sẽ phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản.
2. Thủ tục thế chấp tàu biển:
Để thực hiện đăng ký thế chấp tàu biển, chủ sở hữu tàu biển cần tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ: chủ sở hữu tàu biển chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển (theo Mẫu số 01c tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP) (01 bản chính)
– Hợp đồng bảo đảm (hợp đồng thế chấp) (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực)
Bước 2: nộp hồ sơ
Người thực hiện đăng ký thế chấp tiến hành nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đăng ký thế chấp tàu biển. Cơ quan có thẩm quyền đó chính là cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam (Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải).
Hồ sơ đăng ký được nộp theo một trong các cách thức sau đây:
– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến (đối với trường hợp đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến);
– Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
– Qua thư điện tử.
Bước 3: giải quyết hồ sơ
Sau khi cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển, sẽ có hai trường hợp xảy ra:
– Trường hợp 1: nếu như không có căn cứ từ chối đăng ký thì Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam giải quyết như sau:
+ Ghi, cập nhật thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) và nội dung được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
+ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho người yêu cầu đăng ký theo các cách thức sau:
Trực tiếp tại cơ quan đăng ký (trường hợp nộp hồ sơ thông qua bộ phận Một cửa hoặc qua Ủy ban nhân dân cấp xã thì Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký)
Qua dịch vụ bưu chính;
Qua cách thức điện tử trong trường hợp mà pháp luật có quy định;
Cách thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật.
Lưu ý:
+ Trường hợp thành phần hồ sơ đăng ký có bản gốc hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam thì cơ quan đăng ký trả Giấy chứng nhận này cho người yêu cầu đăng ký cùng với kết quả đăng ký.
+ Trường hợp kết quả đăng ký được trả bằng bản điện tử thì kết quả bằng bản điện tử sẽ có giá trị pháp lý như kết quả bằng bản giấy.
– Trường hợp 2: có căn cứ từ chối đăng ký thế chấp tàu biển, khi đó cơ quan đăng ký giải quyết như sau:
+ Cơ quan đăng ký thực hiện việc từ chối bằng văn bản và có nêu rõ căn cứ từ chối đăng ký ngay trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hoặc trong ngày làm việc nhận được văn bản của các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền (
+ Cơ quan đăng ký từ chối trong trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ; thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp; thông tin mô tả trên Phiếu yêu cầu không phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam thì phải có hướng dẫn về nội dung cần được hoàn thiện, cần được bổ sung.
3. Các trường hợp từ chối đăng ký thế chấp tàu biển:
Căn cứ Điều 15 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì các trường hợp sau sẽ bị từ chối đăng ký thế chấp tàu biển:
– Không thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký;
– Hồ sơ đăng ký không hợp lệ;
– Tài sản là tàu biển không đủ điều kiện dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Trường hợp tài sản là tàu biển có tranh chấp thì cơ quan đăng ký chỉ từ chối đăng ký khi mà đã nhận được văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh về việc thụ lý giải quyết tranh chấp của Tòa án hoặc của các cơ quan khác có thẩm quyền);
– Thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với các thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký;
– Thông tin mô tả trên Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm (thế chấp) bằng tàu biển không phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận;
– Thông tin của bên bảo đảm hoặc của bên nhận bảo đảm trong trường hợp là đăng ký thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến không phù hợp với các thông tin của tài khoản đăng ký trực tuyến được sử dụng;
– Cơ quan đăng ký tự phát hiện ra các tài liệu, chữ ký, con dấu trong hồ sơ đăng ký là giả mạo tài liệu, chữ ký, con dấu của mình hoặc nhận được những thông tin kèm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về xác định các tài liệu, chữ ký, con dấu trong hồ sơ đăng ký là giả mạo;
– Trước thời điểm ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu, cơ quan đăng ký đã nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự, của Chấp hành viên về việc thông báo kê biên tài sản là tàu biển thi hành án là tài sản bảo đảm hoặc về việc yêu cầu tạm dừng, dùng việc thực hiện đăng ký đối với tài sản mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo đúng quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
– Trước thời điểm ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu, cơ quan đăng ký đã nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của các cơ quan khác có thẩm quyền, của người khác có thẩm quyền về việc yêu cầu không được thực hiện đăng ký theo quy định của luật;
– Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm
– Bộ luật Hàng hải 2015
– Thông tư 01/2019/TT-BTP hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.