Các loại hợp đồng lao động? Không còn hợp đồng thời vụ, ai được lợi? Hình thức hợp đồng lao động? Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động? Các hình thức của hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động năm 2019?
Từ ngày 01/01/2021, quy định mới tại Bộ luật Lao động năm 2019 đã không còn loại hợp đồng lao lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng như trước. Theo quy định, hợp đồng thời vụ là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Và sắp tới, loại hợp đồng này sẽ không còn nữa.
Luật sư tư vấn pháp luật về hình thức của hợp đồng lao động: 1900.6568
* Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật lao động 2019;
Mục lục bài viết
1. Các loại hợp đồng lao động
Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây:
(1)
(2)
Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
– Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ các trường hợp sau:
+ Hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước
+ Hợp đồng lao động đối với NLĐ cao tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 BLLĐ 2019.
+ Hợp đồng lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 151 BLLĐ 2019.
+ Trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Trước đây, Bộ luật Lao động 2012 quy định, có 3 loại HĐLĐ là: HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Theo quy định tại điều 20 Bộ Luật Lao động 2019, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng một trong các loại: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, là loại hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng lao động xác định thời hạn, là loại hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Từ 1-1-2021 khi Bộ Luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng thì hợp đồng thời vụ sẽ không còn
Khác với hiện nay, theo điều 22 Bộ Luật Lao động 2012, người lao động và người sử dụng lao động còn có thể xác lập quan hệ lao động thông qua hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (thường gọi là hợp đồng thời vụ).
Như vậy, từ 1-1-2021 khi Bộ Luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng thì hợp đồng thời vụ sẽ không còn. Mọi quan hệ lao động với công việc dưới 36 tháng đều được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, kể cả những công việc chỉ thực hiện trong một vài tháng.
2. Không còn hợp đồng thời vụ, ai được lợi?
* Đối với người sử dụng lao động, hợp đồng lao động thời vụ chỉ có thời hạn dưới 12 tháng hoặc mang tính chất mùa vụ, do đó, việc sử dụng lao động thời vụ có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng được nguồn nhân lực ngắn hạn, tức thời, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, việc ký hợp đồng lao động thời vụ còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm không ít chi phí như tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp… cho người lao động trong giai đoạn kinh doanh khó khăn hoặc hết mùa cao điểm.
Với những ưu điểm này, khi không còn hợp đồng lao động thời vụ, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn hơn cho cùng một công việc.
Người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ được hưởng không có nhiều khác biệt so với người làm việc theo
* Đối với người lao động, theo quy định của pháp luật hiện hành, dù ký hợp đồng lao động thời vụ, người lao động vẫn có nhiều quyền lợi: Được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện; Được hưởng đầy đủ các chế độ thai sản, chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (vì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo khoản 1, điều 2 Luật BHXH); Vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công; Không được giao kết hợp đồng lao động thời vụ để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác (theo khoản 3, điều 22 Bộ Luật Lao động 2012); Trường hợp hết thời hạn hợp đồng lần 1 thì vẫn được ký tiếp hợp đồng lần 2, tuy nhiên công việc giao kết trong hợp đồng thời vụ phải là công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên (theo khoản 2, điều 22 Bộ Luật Lao động 2012); Không phải thử việc (theo khoản 2, điều 26 Bộ Luật Lao động 2012); Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung (theo khoản 1, điều 35 Bộ Luật Lao động 2012); Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, được người sử dụng lao động báo cho biết trước ít nhất 3 ngày làm việc (theo điểm c, Khoản 2, điều 38 Bộ Luật Lao động 2012); Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động (theo khoản 2, điều 31 Bộ Luật Lao động 2012); Được hưởng những quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định.
Có thể thấy, những quyền lợi mà người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ được hưởng không có nhiều khác biệt so với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hay không xác định thời hạn.
2. Hình thức hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua 01 trong 03 hình thức sau đây:
(1) Hợp đồng lao động bằng văn bản.
(2) Hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
(3) Được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
Trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản dù hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng:
– Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
– Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.
– Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.
Như vậy, luật hiện hành quy định hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và làm thành hai bản.
Với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
*Điểm mới trong quy định Bộ Luật Lao động năm 2019 về hình thức của hợp đồng lao động.
Thứ nhất, bổ sung quy định hợp đồng được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Việc quy định mới như trên nhằm thuận lợi cho các bên khi giao kết hợp đồng lao động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và pháp luật về giao dịch điện tử.
Thứ hai, chỉ được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói với hợp đồng có thời hạn dưới một tháng (hiện nay cho phép giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói với hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng).
Các trường hợp sau đây dù thời hạn hợp đồng dưới một tháng nhưng cũng bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản (hiện hành cho phép giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói):
– Công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới một tháng;
– Giao kết hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi;
– Giao kết hợp đồng với người giúp việc gia đình.
Việc hạn chế trường hợp ký kết hợp đồng lao động bằng lời nói để buộc các bên giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; với hình thức hợp đồng bằng văn bản sẽ tăng tính ràng buộc để các bên thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết.
Như quy định cũ, các trường hợp giao kết hợp đồng bằng văn bản vẫn phải đảm bảo như quy định hiện hành là lập thành hai bản, người lao động giữ một bản, người sử dụng lao động giữ một bản.
Trên đây là nội dung của pháp luật lao động về các loại hợp đồng lao động, các hình thức hợp đồng lao động mới nhất. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.