Các loại hình gia công? Quy định về gia công thương mại?
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động thương mại đang ngày càng trở nên phổ biến, trong đó có hoạt động gia công trong thương mại. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn theo đuổi mô hình này bởi lẽ những ưu điểm nhất định mà nó đem lại, trong đó có việc đáp ứng được mục đích sinh lợi khi hoạt động thương mại. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về các loại hình gia công trong thương mại hiện nay và quy định của pháp luật hiện hành về gia công thương mại.
Cơ sở pháp lý
– Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
1. Các loại hình gia công trong thương mại?
Để có thể phân loại các loại hình gia công trong thương mại, người ta thường có các tiêu chí khác nhau.
– Căn cứ vào phạm vi thị trường:
+ Gia công để phục vụ thị trường trong nước.
+ Gia công để xuất khẩu. Đây là một hình thức gia công phổ biến hiện nay bởi nhu cầu hội nhập là một xu thế tất yếu hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn thị trường nước ngoài để phát triển bằng cách nhận gia công cho các thương nhân nước ngoài để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường nước ngoài.
– Căn cứ theo mức độ cung cấp các nguyên liệu:
+ Gia công mà bên đặt gia công giao toàn bộ nguyên liệu cho bên nhận gia công.
+ Gia công mà bên đặt gia công không giao nguyên liệu nào cho bên nhận gia công. Bên nhận gia công phải tự lo nguyên liệu để thực hiện gia công và bên đặt gia công sẽ thanh toán tiền nguyên liệu cùng với thù lao gia công.
+ Gia công mà bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu chính theo định mức, còn về phần nguyên liệu phụ thì bên nhận gia công có thể tự khai thác nhằm đảm bảo yêu cầu.
– Căn cứ theo các công đoạn của quá trình sản xuất:
+ Gia công sản xuất chế biến
+ Gia công lắp ráp, tháo dỡ, phá dỡ
+ Gia công tái chế
+ Gia công chọn lọc, phân loại, làm sạch, làm mới
+ Gia công đóng gói, kẻ mã ký hiệu
+ Gia công pha chế…
2. Quy định về gia công trong thương mại
Theo quy định tại Điều 178
Những quy định về gia công trong thương mại được thể hiện qua những nội dung sau đây:
2.1. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công được ký kết theo sự thỏa thuận giữa các bên về các vấn đề liên quan đến quá trình gia công, từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công và bên đặt gia công. Trong hợp đồng gia công, các bên có thể thỏa thuận những điều khoản về hàng hóa gia công, về thù lao, về các quyền và nghĩa vụ của các bên, về thời hạn thanh toán,…
Luật Thương mại năm 2005 quy định tại Điều 179 là hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Theo đó, các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản có thể là điện báo, telex, fax, thông điệp điện tử,…
2.2. Hàng hóa gia công
Hàng hóa gia công là một trong những nội dung quan trọng trong quy định về gia công thương mại. Hàng hóa gia công
Đối với hàng hóa gia công thì Luật Thương mại năm 2005 quy định tại Điều 180 là tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
Vậy những hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh bao gồm những loại hàng hóa nào? Một số loại hàng hóa mà pháp luật hiện hành cấm kinh doanh như vũ khí quân dụng, chất ma túy, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm, thực vật, động vật hoang dã, tiền tệ, các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam,… (Bạn đọc có thể tham khảo thêm Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh được ban hành kèm theo
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về trường hợp ngoại lệ đối với hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh. Đó là trong trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép gia công hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài là Bộ Công thương (theo quy định tại Điều 28 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ).
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về một số hình thức gia công cho thương nhân nước ngoài mà cần phải đáp ứng điều kiện thì mới được cấp phép, đó là việc gia công các máy móc, thiết bị cho nước ngoài mà thuộc Danh mục hàng hóa cầm xuất, nhập khẩu thì chỉ được phép thực hiện khi đáp ứng những điều kiện sau:
– Thứ nhất, phải có phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải của quá trình gia công, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
– Thứ hai, tái xuất toàn bộ sản phẩm, hàng hóa ra nước ngoài, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam.
– Thứ ba, phải được Bộ quản lý chuyên ngành cho phép.
2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
– Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.
– Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
– Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
– Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
2.4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
– Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
– Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
– Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
– Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
– Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa trong trường hợp hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
* Lưu ý:
Khi thực hiện ký kết hợp đồng, các bên cần lưu ý những quy định của pháp luật về các quyền và nghĩa vụ này để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình trong quá trình thực hiện hợp đồng, giảm thiểu rủi ro xảy ra có thể làm các bên vi phạm nghĩa vụ dẫn đến có thể bị phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.
2.5. Thù lao gia công
Thù lao là khoản tiền công bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra để thực hiện một công việc, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc theo thời gian lao động hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Vậy nên thù lao gia công chính là khoản tiền mà bên đặt gia công trả cho bên nhận gia công để bù đắp lại sức lao động mà bên nhận gia công đã bỏ ra để thực hiện công việc gia công theo những nội dung các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
Về hình thức nhận thù lao gia công thì
2.6. Chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài
Hiện nay, trong nền công nghiệp 4.0, vấn đề về chuyển giao công nghệ trở nên phổ biến hơn và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có gia công thương mại. Luật Thương mại năm 2005 đã quy định về chuyển giao công nghệ trong gia công tại Điều 184. Theo đó, việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy được gia công trong thương mại là một hoạt động đa dạng với nhiều thể loại nên Luật Thương mại cũng đã có những quy định chặt chẽ đối với vấn đề này. Thông qua bài viết, bạn đọc có thể nắm được cơ bản các loại hình gia công cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về gia công thương mại, để từ đó có thể phát triển hoạt động này trong thực tế.