Quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa? Các loại hàng hóa được mua bán trên Sở giao dịch hàng hóa? Vai trò của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa? Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa?
Ngày nay, việc mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại diễn ra rất phổ biến ở thị trường Việt Nam, trong đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận trong
Sở giao dịch hàng hóa đã tồn tại từ khá lâu nhưng vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ với người dân. Ta có thể hiểu đơn giản như sau, sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, nơi giao dịch, mua bán hàng hóa đã được tiêu chuẩn hóa theo quy định. Sở giao dịch hàng hóa là một loại hình thị trường phức tạp và có nhiều biến động. Do vậy, cách tiếp cận của việc điều chỉnh pháp luật thật không dễ dàng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại hàng hóa được mua bán trên Sở giao dịch hàng hóa.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa:
Điều 63,
“Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phải được thực hiện theo
Từ những tính chất đặc biệt của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, nên không phải tất cả các loại hàng hóa đều được phép giao dịch tại Sở giao dịch. Thông thường, các loại hàng hóa được mua bán qua Sở giao dịch phải có những đặc điểm như sau:
+ Có thể tích trữ được trong một thời gian dài.
+ Dễ phân loại phẩm cấp.
+ Giao dịch với số lượng lớn.
+ Biến động giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào cung – cầu.
Theo đó, ta nhận thấy có các nhóm hàng hóa đặc thù như: nông sản, năng lượng và kim loại.
Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa được hiểu là một hoạt động thương mại, theo đó các bên tham gia mua bán tiến hành thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở Giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở Giao dịch Hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
2. Các loại hàng hóa được mua bán trên Sở giao dịch hàng hóa:
Ở Việt Nam, những loại được phép giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa do Bộ Công thương quyết định, cụ thể, được quy định tại
– Nhóm thứ nhất: Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in.
– Nhóm thứ hai: Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa.
– Nhóm thứ ba: Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói.
– Nhóm thứ tư: Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật.
– Nhóm thứ năm: Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
– Nhóm thứ sáu: Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.
– Nhóm thứ bảy: Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.
– Nhóm thứ tám: Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.
Gia đoạn hiên nay, việc thực hiện các hoạt động thương mại qua Sở Giao dịch hàng hóa ngày một tăng, do đó đòi hỏi nhà nước ta cần phải có một cơ chế hợp lý để điều chỉnh các hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hóa.
Ngoài ra, Nghị định 51/2018/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành ngày 09/4/2018 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, Sở Giao dịch hàng hóa phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa.
– Đối với những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử 01 bộ hồ sơ thông báo với Bộ Công Thương trước khi chính thức niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa 30 ngày.
Hồ sơ gồm các loại giấy tờ, văn bản sau đây:
+ Thứ nhất: Văn bản thông báo về việc niêm yết danh mục hàng hóa mới trên Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Thứ hai: Tài liệu đặc tả hợp đồng của từng loại hàng hóa dự kiến niêm yết trên Sở Giao dịch hàng hóa.
3. Vai trò của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa:
Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đối với sự phát triển của kinh tế, quản lý nhà nước và xã hội.
Vai trò của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đối với nền kinh tế:
– Các đơn vị kinh doanh, buôn bán đều có thể tận dụng mọi khả năng lợi dụng thị trường Sở Giao dịch hàng hóa để chuyển dịch những rủi ro về giá cả trong giao dịch thực tế, tránh hoặc giảm được những tổn thất do biến động giá gây nên đối với hoạt động kinh doanh của cơ sở mình.
– Giúp định hướng hoạt động sản xuất.
– Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa giúp bảo vệ nhà đầu tư.
– Cuối cùng, việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa giúp điều chỉnh giá cả trên thị trường.
Vai trò của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đối với quản lí nhà nước:
– Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa giúp người tham gia và Nhà nước nắm rõ mối quan hệ cung cầu và giá cả thị trường.
– Tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
– Hiệu suất cao quản lý kinh tế của Nhà nước ngày càng nâng cao và hiệu quả hơn.
– Dựa vào các số liệu thống kê trên Sở Giao dịch hàng hóa, giúp nhà nước thực hiện việc quản lí kinh tế được hiệu quả hơn.
Vai trò của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đối với đời sống xã hội:
– Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa làm giảm chi phí rủi ro đối với xã hội.
– Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa giúp phân bổ nguồn lực trong xã hội tối ưu nhất.
4, Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch Hàng hóa bao gồm các loại hợp đồng cụ thể sau đây:
– Thứ nhất, hợp đồng kỳ hạn.
Hợp đồng này được lập ra theo thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Hay hiểu một cách khác đây là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá kỳ hạn, nghĩa là việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết. Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng hóa này tính cho đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao nhận.
– Thứ hai, hợp đồng quyền chọn.
Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Còn người bán quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng nếu người mua quyền chọn quyết định thực hiện quyền chọn của mình.
– Thứ ba, hợp đồng tương lai.
Đây được hiểu là loại hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định, ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán trước giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.
Đây là loại hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng,… tất cả đều được Sở Giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải thỏa thuận là giá cả.
– Thứ tư, hợp đồng hoán đổi.
Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa được trao đổi lấy giá cố định trong một khoản thời gian xác định.
Người sử dụng hàng hóa muốn đảm bảo giá ở mức tối đa và đồng ý trả cho tổ chức tài chính một mức giá cố định nào đó. Đổi lại người sử dụng sẽ nhận được những khoản thanh toán dựa trên giá cả thị trường cho những hàng hóa liên quan. Và ngược lại, người sản xuất muốn cố định thu nhập và đồng ý trả giá thị trường cho tổ chức tài chính, đổi lại cho việc nhận những khoản thanh toán cố định cho hàng hóa.
– Thứ năm, hợp đồng giao ngay.
Đây là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá giao ngay (giá cả của hàng hóa được mua bán trên thị trường ngay tại thời điểm này), nghĩa là việc giao hàng và thanh toán chỉ có thể diễn ra trong vòng 1 hay 2 ngày làm việc kể từ khi bản hợp đồng được ký kết.