Để quản lý việc kinh doanh trong nước đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, các doanh nghiệp hoạt động phải có giấy phép kinh doanh. Vậy giấy phép kinh doanh là gì? Thu hồi và phục hồi giấy phép kinh doanh như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giấy phép kinh doanh là gì?
Một doanh nghiệp hoặc chủ thể kinh doanh khác chỉ có thể tiến hành hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Với tính chất là một công cụ để quản lý hoạt động kinh doanh, giấy phép kinh doanh do các bộ, ngành cấp sau khi đã thẩm định, kiểm tra các điều kiện kinh doanh mà người kinh doanh bắt buộc phải đáp ứng. Như vậy, giấy phép kinh doanh được phân theo từng ngành, lĩnh vực:
– Giấy phép kinh doanh thuộc ngành thương mại, ví dụ: giấy phép kinh doanh thuốc lá, giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu…
– Giấy phép kinh doanh thuộc ngành văn hóa thông tin, ví dụ: giấy phép thực hiện quảng cáo, giấy phép hoạt động karaoke, vũ trường, giấy phép treo biển quảng cáo…
– Giấy phép kinh doanh thuộc ngành tài chính, ngân hàng, ví dụ: giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, giấy phép hoạt động và kinh doanh chứng khoán…
– Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công nghiệp, ví dụ giấy phép khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản; giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, quyết định cho phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp….
– Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công an: giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy phép vận chuyển vật liệu nổ…
– Giấy phép kinh doanh thuộc các ngành kinh tế khác…
Giấy phép kinh doanh thể hiện sự cho phép doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh doanh khác kinh doanh một hoặc một số ngành nghề mà Nhà nước hạn chế hoặc đặc biệt hạn chế kinh doanh.
2. Các trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh:
Giấy phép kinh doanh là loại giấy cấp cho doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Trong một số trường hợp, vì những lí do nhất định mà doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh
Điều 212
+ Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
+ Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của
+ Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
+ Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
+ Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
3. Một số vấn đề chung về giấy phép kinh doanh:
Nhìn chung, các doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn để kinh doanh tất cả các ngành nghề, trừ một số ngành nghề cấm kinh doanh và một số ngành nghề nhà nước cần hạn chế hoặc đặc biệt hạn chế kinh doanh do có liên quan đến môi trường, trật tự an toàn xã hội hoặc phải tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ. Khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.”
Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau giấy đăng ký kinh doanh. Có thể thấy, nếu Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh được coi là “giấy khai sinh” của doanh nghiệp, là cơ sở pháp lí cho những hoạt động sau này thì Giấy phép kinh doanh chính là loại “giấy thông hành” khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Giấy phép kinh doanh có ý nghĩa pháp lý quan trọng, thể hiện sự xác nhận của Nhà Nước về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định. Chủ thể kinh doanh chỉ được cấp giấy phép kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện đó. Hay nói cách khác, giấy phép kinh doanh là chứng thư pháp lý xác nhận việc doanh nghiệp có đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết.
Mục đích của các quy định về giấy phép kinh doanh là nhằm đảm bảo quản lý nhà nước phù hợp từng ngành, lĩnh vực, chính vì vậy giấy phép kinh doanh không do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp mà do các cơ quan nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực cấp, ví dụ Bộ văn hóa thông tin, Bộ xây dựng, Tổng cục bưu chính viễn thông,…
4. Quy định về họ tên của chủ sở hữu công ty trong giấy phép kinh doanh:
Tóm tắt câu hỏi:
Các anh chị cho hỏi: Hiện tại trong căn cước công dân của mình có tên thường gọi khác (tên thường gọi). Vậy mình muốn dùng tên gọi khác này để đứng tên công ty TNHH được không? Cảm ơn anh chị.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì:
Khi thành lập doanh nghiệp thì giấy tờ bạn chuẩn bị bao gồm: giầy đề nghị đăng ký kinh doanh, Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện.
Trên thẻ căn cước theo quy định tại Luật căn cước công dân 2014 thể hiện:
Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Theo đó, nội dụng thể hiện trên thẻ căn cước có ghi thể hiện tên gọi và tên gọi khác. Tuy nhiên, thông thường việc ghi trên các giấy tờ mang ý nghĩa pháp lý lấy tên là tên gọi khai sinh, nếu trong trường hợp bạn muốn thể hiện tên gọi khác trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bạn có thể bổ sung thêm chứ không thể mang tính chất thay thế.
Việc dùng tên gọi khác này để đứng tên công ty hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, để chắc chắn về tính hợp lệ thì bạn nên lấy tên khai sinh và đồng thời bổ sung tên thường gọi.
Ví dụ việc thể hiện tên của bạn trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể dưới dạng: người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Thị A( Thu B)
5. Trường hợp tạm thu giấy phép kinh doanh:
Tóm tắt câu hỏi:
Khoảng 12h30 tôi có nhập lô hàng hóa là 35 bao tải 50kg nhưng do trời mưa nên che bạt đến lúc gần 14h thì công an phường đến kiểm tra và lập biên bản tạm thu giấy phép kinh doanh. Cho tôi hỏi là trường hợp của tôi bị xử phạt như nào?
Luật sư tư vấn:
Thông tin bên bạn đưa ra không rõ ràng về hàng hóa như thế nào, lỗi vi phạm cụ thể là gì. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo các nội được quy định tại các căn cứ sau:
+ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
+ Nghị định 98/2020/NĐ – CP
Theo đó, nếu như bạn có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa thì sẽ dựa vào các căn cứ nêu trên để xử phạt vi phạm. Hiện tại bạn bị lập biên bản tạm thu giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên bạn không nói rõ lỗi vi phạm của bạn là gì nên rất khó để xác định lỗi và xem xét mức xử phạt.
Tiếp theo về vấn đề tịch thu tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục sẽ tuân thủ theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
“Điều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, bạn sẽ dựa vào các căn cứ nêu trên để có thể áp dụng xem xét mức phạt chính xác của mình.
6.Thủ tục phục hồi giấy phép kinh doanh:
Tóm tắt câu hỏi:
Các bác cho em biết: Thủ tục phục hồi giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp em thành lập được 5 năm nhưng không hoạt động và không kê khai thuế, giờ em muốn khôi phục lại để hoạt động. Các bác giúp em có cách nào không?
Luật sư tư vấn:
– Điều 212 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
“Điều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.”
Như vậy, doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Tại Điều 76 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
“Điều 76. Khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về việc quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi quyết định nêu trên đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, đồng thời gửi thông tin về việc hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đăng tải quyết định trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”
Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp: Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, trường hợp của bạn, công ty của bạn thành lập được 5 năm nhưng không hoạt động và không kê khai thuế thuộc trường hợp ngừng hoạt động không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không thể khôi phục tình trạng pháp lý của công ty.
Do đó trong trường hợp của bạn, công ty bạn không thể phục hồi để đi vào hoạt động kinh doanh được nữa.