Các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định của Luật chứng khoán về phân loại chứng khoán tại Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chứng khoán tồn tại các loại sau đây:
– Cổ phiếu:
Theo khoản 2 điều 6 Luật chứng khoán thì: “cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.”
Theo đó, cổ phiếu xác nhận số cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ tại một công ti cổ phần và quyền được hưởng một phần lợi nhuận dưới hình thức cổ tức cũng như quyền tham gia quản lí công ti. Cổ phần là phần lợi ích sở hữu của cổ đông đối với tổ chức phát hành. Cổ phần trong công ti rất đa dạng về thể loại và tính chuyển nhượng. Cổ phần phổ thông (common stock) không quy định trước về cổ tức mà cổ đông có thể được hưởng và gắn liền với kết quả kinh doanh của công ti nhưng cổ đông nắm giữ lại được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích so với các loại cổ phần khác. Cổ phần ưu đãi (preference stock) xác nhận một số ưu đãi (về tài chính, về một số quyền ưu tiên khác) đồng thời cũng chịu những hạn chế nhất định về quản lí công ti. Do nội dung ưu đãi khác nhau nên cũng hình thành nhiều loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau như cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.
– Trái phiếu:
Theo khoản 3 điều 6 Luật chứng khoán thì: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.”
Theo đó, trái phiếu là phương tiện vay nợ, theo đó chủ thể phát hành ra nó cam kết sẽ trả lại cả gốc và lãi vào thời gian nhất định trong tương lai. Với tính chất là một hợp đồng vay, người cấp vốn được hưởng khoản lãi cố định không phụ thuộc vào kết quả sử dụng vốn của người nhận vốn nhưng không có quyền tham gia hoạt động quản lí đối với bên nhận vốn. Do có sự khác biệt về mệnh giá, về lãi suất, về quyền đối với chủ thể phát hành mà người đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất.
Trên thực tế tồn tại rất nhiều loại trái phiếu khác nhau, tùy thuộc vào vị thế của người phát hành cũng như các cam kết đi kèm của nhà phát hành. Trái phiếu chính phủ có độ an toàn cao, lãi suất loại trái phiếu này thường là cơ sở để các doanh nghiệp tính toán lãi suất trái phiếu dự định phát hành. Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành nhằm tăng vốn vay để mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, có những khác biệt nhất định so với trái phiếu của tổ chức tín dụng. Trong mỗi loại trái phiếu, tùy mục đích thu hút đầu tư mà nhà phát hành có thể lựa chọn những loại trái phiếu cụ thể khác nhau.
– Chứng chỉ quỹ
Theo khoản 4 điều 6 Luật chứng khoán thì “Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.”
Quỹ đại chúng lầ quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư, với much đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài san đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Khi muốn thành lập quỹ, công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư mua chúng chỉ quỹ tức là đã xá nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về bản chất, chứng chỉ quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp và đặc biệt được niêm yết trên thị trường chứng khoán để mua bán giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên có ba điểm khác nhau giữa chúng. Thứ nhất, cổ phiếu là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể, còn chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán, mà ngành nghề hoạt động chính là đầu tư chứng khoán. Thứ hai, nếu người sở hữu cooe phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay quản lý công ty thì nahf đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định. Thứ ba, khi đầu tư riêng lẻ vào cooe phiếu hay trái phiếu, nhà đầu tư chủ yếu phải dựa vào sự đnahs giá của mình để ra quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tư, trong khi nếu mua chứng chỉ quỹ, những điều này sẽ do công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện.