Các loại chế tài trong thương mại theo quy định tại Điều 292 bao gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Buộc bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng.
Theo điều 292,
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
- Phạt vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng.
Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
1. Trách nhiệm buộc thực hiện đúng hợp đồng
Khi tới thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phát sinh trách nhiệm. Khi xảy ra việc không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì trước hết bên có quyền thường áp dụng các biện pháp buộc bên vi phạm tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng vì việc thực hiện đúng hợp đồng là mối quan tâm hàng đầu của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Chỉ khi không khắc phục được vi phạm, bên có quyền mới áp dụng các biện pháp chế tài khác như: phạt vi phạm, hủy hợp đồng hay yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.
2. Phạt vi phạm
Khoản 1 điều 422
Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận trước khoản tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ mà không có lý do chính đáng. Phạt vi phạm là chế tài nhằm trừng phạt bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được các bên dự kiến trước. Việc quy định mức phạt vi phạm hợp đồng có thể làm cho bên bị vi phạm nhận được số tiền bị thiệt hại đã được dự tính trước mà không cần phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy hay không.
Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 422
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. Như vậy, phạt vi phạm có thể được áp dụng như một hình thức trách nhiệm đơn nhất hoặc đồng thời với trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thuê:
Điều 303
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”
4. Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng
– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng mà theo đó, một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuê. Bên bị vi phạm không đương nhiên có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng khi có sự vi phạm mà hình thức chế tài này chỉ được áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 308
Hậu quả pháp lí của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng là bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và hợp đồng vẫn còn có hiệu lực pháp luật.
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng thuê: Theo Điều 310 Luật thương mại 2005 thì đình chỉ thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó một bên chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ
– Hủy bỏ hợp đồng thuê: Huỷ bỏ hợp đồng mua bán là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Theo Điều 312 LTM thì huỷ bỏ hợp đồng bao gồm huỷ bỏ toàn phần, tức là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; và huỷ bỏ một phần, tức là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Hậu quả pháp lý của hình thức chế tài này là phần hợp đồng hoặc hợp đồng bị huỷ bỏ coi như không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng (hoặc phần hợp đồng), các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng (phần hợp đồng), nếu các bên đều có nghĩa vụ phải hoàn trả thì nghĩa vụ của họ được thực hiện đồng thời, trường hợp không thể hoàn trả được bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền
5. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận
Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận, vì thế luật pháp không chỉ cho phép các bên tự thoả thuận, lựa chọn áp dụng các hình thức chế tài mà luật quy định rõ điều kiện áp dụng, hậu quả pháp lý…mà còn cho phép các bên tự do thoả thuận để đưa ra các hình thức chế tài phù hợp với quy định của pháp luận. Các nguyên tắc này không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.