Biển báo tốc độ tối đa là gì? Các loại biển báo tốc độ tối đa? Mức xử phạt khi vi phạm tốc độ tối đa?
Hiện nay, pháp luật đã quy định rõ ràng về các loại biển báo giao thông đặc biệt là các biển báo tốc độ tối đa. Nhằm giúp người dân tham gia giao thông an toàn, đúng theo quy định pháp luật tại các đoạn đường thường xuyên kiểm soát tốc độ, tuy nhiên quý bạn đọc cũng cần lưu ý rằng tại các đoạn đường khác nhau thì biển bảo tốc độ tối đa sẽ khác nhau. Thực tế, nhiều người tham gia giao thông chưa thực sự nắm bắt được nội dung quy định pháp luật về các loại biển báo tốc độ tối đa dẫn đến việc vi phạm quy định pháp luật về giao thông với lỗi phổ biến như lỗi chạy quá tốc độ cho phép. Vậy, Các loại biển báo tốc độ tối đa? Mức xử phạt khi vi phạm?
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư 54/2019/TT-BGTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;
Mục lục bài viết
- 1 1. Biển báo tốc độ tối đa là gì?
- 2 2. Các loại biển báo tốc độ tối đa:
- 2.1 2.1. Biển báo P.127 Tốc độ tối đa cho phép:
- 2.2 2.2. Biển báo P.127a Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm:
- 2.3 2.3. Biển số P.127b Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường:
- 2.4 2.4. Biển số P.127c Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường:
- 2.5 2.5. Biển số DP.127 Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép:
- 3 3. Mức xử phạt khi vi phạm tốc độ tối đa:
1. Biển báo tốc độ tối đa là gì?
Tốc độ tối đa được hiểu là tốc độ cho phép của pháp luật quy định trên đoạn đường, tuyến đường, làn đường. Căn cứ theo quy định tại Điều 12
Về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định và tiến hành tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ. Việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện.
Theo đó, biển báo tốc độ tối đa cho phép được gọi là biển bản hết hạn chế độ tối đa, biển báo hạn chế tốc độ tối đa được hiểu là biển báo giao thông thuộc nhóm biển báo cấm.
2. Các loại biển báo tốc độ tối đa:
Căn cứ theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ban hành kèm theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT quy định các loại biển báo tốc độ tối đa cho phép bao gồm các loại biển sau đây:
2.1. Biển báo P.127 Tốc độ tối đa cho phép:
Đây là một biển báo điểm hình cho nhóm biển cấm. Biển báo tốc độ tối đa cho phép có dạng hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, chính giữa là các con số màu đỏ biểu thị cho tốc độ tối đa cho phép lưu thông (tính theo km/h).
– Để báo tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy, đặt biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”;
– Ngoại trừ các xe được ưu tiên theo quy định thì Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển. Người điều khiển phương tiện căn cứ vào điều kiện cụ thể khác như khí hậu thời tiết tình trạng mặt đường, tình hình giao thông, phương tiện, điều kiện sức khỏe để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, an toàn và không quá giá trị ghi trên biển;
– Số ghi trên biển tốc độ tối đa cho phép tính bằng km/h và tùy theo điều kiện khai thác thực tế và tiêu chuẩn kỹ thuật của đường mà quy định cho phù hợp. Khi không có các nghiên cứu cụ thể, có thể tham khảo toán đồ trên Hình B.27a để xác định giá trị tốc độ tối đa cho phép cho từng hướng đường;
– Chúng ta không nên quy định tốc độ tối đa cho phép nhỏ hơn 40 km/h và lớn hơn 120 km/h. Không sử dụng biển số P.127 một cách tràn lan khi không có nghiên cứu cụ thể;
– Trong trường hợp chuyển tiếp từ giá trị tốc độ lớn xuống giá trị tốc độ nhỏ mà sự chênh lệch giữa hai giá trị tốc độ này lớn thì nên đặt biển tốc độ tối đa trung gian. Đoạn chuyển tiếp trung gian được quy định là không nhỏ hơn 250m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 120 km/h xuống 100 km/h; 150 m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 80 km/h xuống 60 km/h; 180 m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 90 km/h xuống 60 km/h hoặc từ tốc độ 80 km/h xuống 50 km/h; 200 m cho cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 100 km/h xuống 80 km/h;
– Tùy theo yêu cầu kỹ thuật để quy định tốc độ tối đa cho phép đối với đường qua qua cầu phao, cầu tạm, cầu yếu, đường vào phà, trạm kiểm tra giao thông, qua hầm, qua trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe;
– Trường hợp đường qua công trường đang thi công sử dụng biển cảnh báo công trường, trường hợp cần thiết thì sử dụng biển hạn chế tốc độ tối đa cho phép tạm thời. Hết phạm vi công trường cần có biển báo hết cấm. Phải tháo bỏ biển báo cấm tạm thời ngay sau khi khôi phục lại giao thông bình thường khi công trường hoàn thành hoặc ngừng thi công.
– Khi sử dụng biển số P.127 tại các đoạn nhập làn và tách làn của các vị trí ra và vào đường ô tô, để chỉ rõ hiệu lực của biển chỉ có tác dụng cho các xe nhập làn và tách làn tại vị trí này, sử dụng kèm biển số S.509, trên biển ghi chữ “Lối vào” hoặc “Lối ra” tương ứng.
2.2. Biển báo P.127a Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm:
– Áp dụng biển báo tốc độ tối đa cho phép về ban đêm cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”. Biển được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”.
– Số ghi trên biển tốc độ tối đa cho phép lớn nhất về ban đêm tính bằng km/h và không lớn hơn 80 km/h. Người tham gia giao thông về ban đêm không được vượt quá giá trị tốc độ ghi trên biển trừ một số trường hợp ưu tiên được quy định. Trong phạm vi hiệu lực nếu gặp biển số P.127 Tốc độ tối đa cho phép thì người lái phải tuân thủ theo giá trị tốc độ tối đa quy định ghi trên biển số P.127. của biển Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm.
2.3. Biển số P.127b Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường:
– Khi quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường, nếu chỉ sử dụng biển đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn hay giá long môn, sử dụng biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường. Xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.
– Biển số ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường được hiểu là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện tốc độ tối đa trên các làn đường. Biển đặt bên đường hoặc treo trên giá long môn, cột cần vươn.
2.4. Biển số P.127c Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường:
– Khi quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường, sử dụng biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường thì các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.
– Biển báo ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường được hiểu là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện tốc độ tối đa trên các làn đường. Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn hay giá long môn. Biểu tượng trên biển có thể thay đổi theo điều kiện sử dụng thực tế.
2.5. Biển số DP.127 Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép:
– Đến hết đoạn đường tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép P.127b, P.127c, đặt biển số DP.127 “Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép” tương ứng với các phương án tổ chức giao thông. Trường hợp “Hết tất cả các lệnh cấm” đặt biển số DP.135.
– Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số DP.127d sẽ hết tác dụng. Kể từ biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
3. Mức xử phạt khi vi phạm tốc độ tối đa:
Căn cứ theo quy định tại
3.1. Đối với xe máy:
– Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến dưới 10km/h.
– Căn cứ theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
– Căn cứ theo quy định tại Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
3.2. Đối với ô tô:
– Căn cứ theo quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ từ 05km/h – dưới 10km/h.
– Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ từ 10km/h – 20km/h.
– Căn cứ theo quy định tại Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ từ trên 20 – 35 km/h, đồng thời, tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
– Căn cứ theo quy định tại Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ từ trên 35km/h.