Các loại bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Bạn được lựa chọn những gói bảo hiểm nào khi mua bảo hiểm dịch vụ?
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, trong đời sống hàng ngày luôn phát sinh những rủi ro đối với con người ở trên nhiều phương diện như sức khỏe, tài sản, hoạt động sản xuất, kinh doanh,…Khi xảy ra những rủi ro này, mỗi người đều phải đối mặt với nguy cơ khó khăn đặc biệt là về vấn đề tài chính để giải quyết những về đó, điều này phát sinh nhu cầu chia sẻ rủi ro để giảm bớt gánh nặng trở nên cấp thiết hơn.
Nắm bắt được điều này, kinh doanh bảo hiểm xuất hiện cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân cũng như tổ chức mua bảo hiểm đảm bảo sự an toàn và ổn định về mặt tài chính khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm. Để đảm bảo hành lang pháp lý điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này, Luật kinh doanh bảo hiểm đã ra đời. Vậy, hiện nay pháp luật quy định có những loại bảo hiểm nào? Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về kinh doanh bảo hiểm
Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, có thể hiểu một cách khái quát nhất về kinh doanh bảo hiểm chính là việc các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực này nhằm mục đích lợi nhuận. Bản chất của hoạt động kinh doanh này chính là việc thông qua các loại hình bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, người có nhu cầu sẽ mua bảo hiểm mà mình cần và đóng phí cho doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro từ người mua và thực hiện việc trả tiền bảo hiểm cho người được bồi thường hoặc người thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm phát sinh.
Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cần hiểu rõ một số khái niệm sau đây:
Thứ nhất, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là những doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động là bảo hiểm, các doanh nghiệp này phải được thành lập và có cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động tuân theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Thứ hai, trong kinh doanh bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ thực hiện việc giao kết hợp đồng và có nghĩa vụ đóng phí với doanh nghiệp bảo hiểm, gọi chung là bên mua bảo hiểm. Người được bảo hiểm là người có tài sản, trách nhiệm dân sự hay tính mạng được bảo hiểm. Người thụ hưởng là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm về con người.
Lưu ý:
Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho chính mình hoặc mua cho người khác và mình đóng vai trò là người thụ hưởng.
Thứ ba, sự kiện bảo hiểm là cơ sở để phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp trong hợp đồng bảo hiểm chính là những sự kiện khách quan đã được các bên thỏa thuận hoặc được pháp luật quy định.
Thứ tư, để tham gia bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng một khoản phí cho doanh nghiệp bảo hiểm theo phương thức và lộ trình mà các bên đã thỏa thuận, đây gọi là phí bảo hiểm.
2. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (Sửa đổi bổ sung năm 2010) và Hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, hiện nay có các loại bảo hiểm được phân loại như sau:
Thứ nhất, bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm được sử dụng đối với trường hợp liên quan đến việc người bảo hiểm sống hoặc chết, bao gồm các loại bảo hiểm sau:
– Bảo hiểm trọn đời: Đây là hình thức bảo hiểm được người mua bảo hiểm lựa chọn cho trường hợp người được bảo hiểm phát sinh sự kiện chết trong suốt cuộc đời của họ.
– Bảo hiểm sinh kỳ: Ngược lại với bảo hiểm tử kỳ, đây là loại bảo hiểm sử dụng trong trường hợp người mua bảo hiểm ký hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm về sự kiện người được bảo hiểm sống đến thời hạn được thỏa thuận. Cụ thể khi người được bảo hiểm có thể sống đến thời hạn được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thì người thụ hưởng sẽ được thanh toán bảo hiểm.
– Bảo hiểm tử kỳ: Đây là loại hình bảo hiểm có sự kiện bảo hiểm chính là người được bảo hiểm chết trong thời hạn được người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
– Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ
– Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Là hình thức bảo hiểm khi người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định theo thỏa thuận của người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thì người thụ hưởng sẽ được trả tiền bảo hiểm dịnh kỳ.
– Bảo hiểm liên kết đầu tư
– Bảo hiểm hưu trí: Đây được coi là loại hình bảo hiểm được sử dụng khi người mua bảo hiểm có nhu cầu muốn bảo đảm về vấn đề an sinh cho người được mua bảo hiểm thông qua hình thức người được bảo hiểm sẽ được trả tiền bảo hiểm sau khi họ đạt độ tuổi xác định.
Thứ hai, bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm nằm ngoài phạm vi của bảo hiểm nhân thọ như bảo hiểm về tài sản, trách nhiệm dân sự,…và các loại hình khác. Cụ thể như:
– Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
– Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không
– Bảo hiểm hàng không
– Bảo hiểm xe cơ giới
– Bảo hiểm cháy, nổ
– Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
– Bảo hiểm trách nhiệm
– Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
– Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
– Bảo hiểm nông nghiệp: Đây là hình thức bảo hiểm được áp dụng cho đối tượng là những người sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Theo đó, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong lĩnh vực này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện việc trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận.
– Nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh: Đây được coi là hình thức bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấp nhận những rủi ro của bên được bảo lãnh. Theo đó, bên được bảo lãnh sẽ trả một khoản phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ thay cho họ khi đến hạn thực hiện mà bên được bảo lãnh không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Ngược lại, bên được bảo lãnh phải nhận nợ và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho doanh nghiệp bảo hiểm theo như thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng.
Thứ ba, bảo hiểm sức khỏe: Đây là loại hình bảo hiểm riêng về những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người được bảo hiểm như ốm đau, tai nạn, thương tật, chăm sóc sức khỏe. Cụ thể như bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, tai nạn con người.
3. Bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật
Ngoài cách phân loại bảo hiểm theo lĩnh vực như ở trên,
Thứ nhất, đặc thù của bảo hiểm bắt buộc chính là việc xác định về điều kiện bảo hiểm, mức phí cũng như số tiền bảo hiểm tối thiểu sẽ không do các bên thỏa thuận mà do pháp luật quy định.
Thứ hai, chỉ được xác định là bảo hiểm bắt buộc đối với loại hình bảo hiểm liên quan đến an toàn xã hội hay bảo vệ lợi ích công cộng, cụ thể như:
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách
– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động
– Bảo hiểm cháy, nổ.
Luật sư
Lưu ý:
Đối với bảo hiểm bắt buộc việc thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung được kinh doanh về bảo hiểm bắt buộc phải đảm bảo việc bán bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm đã đáp ứng được điều kiện mua theo quy định, không được phép từ chối.
– Những cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia. Việc cố ý không tham gia theo quy định sẽ có chế tài xử lý
“Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác”.
Như vậy, căn cứ theo quy định này trường hợp của bạn là chủ của phương tiện nằm trong đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Thứ hai, Thông tư 22/2016/TT-BTC để tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bạn có thể liên hệ đến doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hoặc môi giới để tham gia:
“Điều 4
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp.
b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm.
c) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thông qua đại lý bảo hiểm thì đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm khác trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đó chấp thuận bằng văn bản và doanh nghiệp bảo hiểm phải đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo đúng quy định”.