Cải cách tiền lương là một trong những vấn đề cần phải làm trong thời kỳ mới, hoạt động cải cách tiền lương hướng đến mục tiêu giúp cho các cán bộ, công chức và viên chức nâng cao đời sống. Các khoản phụ cấp nào sẽ được giữ lại khi tiến hành hoạt động cải cách tiền lương?
Mục lục bài viết
1. Các khoản phụ cấp được giữ lại khi cải cách tiền lương:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các khoản phụ cấp được giữ lại khi tiến hành hoạt động cải cách tiền lương. Căn cứ theo quy định tại mục II
– Tiến hành hoạt động áp dụng lại các khoản phụ cấp kiêm nhiệm, tiếp tục áp dụng các khoản phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của pháp luật, phụ cấp khu vực, các loại phụ cấp trách nhiệm công việc đối với các cán bộ công chức, phụ cấp lưu động đối với người lao động trong quá trình làm việc, các loại phụ cấp liên quan đến phục vụ an ninh quốc phòng, các loại phụ cấp đặc thù đối với các lực lượng vũ trang làm việc trong quân đội hoặc công an hoặc các lực lượng cơ yếu khác;
– Trong quá trình điều chỉnh và cải cách tiền lương, cần phải góp cấp ưu đãi theo ngành nghề, phụ cấp trách nhiệm theo ngành nghề và các loại phụ cấp độc hại nguy hiểm áp dụng đối với các chủ thể được xác định là công chức và viên chức làm việc trong những ngành nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn so với các môi trường bình thường, đồng thời cần phải có chính sách yêu đãi phù hợp của nhà nước đối với các chủ thể công tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, tòa án, thi hành án dân sự, kiểm soát, kiểm tra kiểm toán, thanh tra, hải quan, quản lý thị trường, kiểm lâm … Đồng thời cần phải gộp phụ cấp đặc biệt và phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm đối với những chủ thể làm việc tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật trở thành phụ cấp công tác vùng đặc biệt khó khăn;
– Trong quá trình cải cách tiền lương, cần phải nghiêm túc bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề, tuy nhiên không được bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực quân đội công an và các lực lượng cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương đối với các cán bộ và công chức, cần phải bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo do các chức danh lãnh đạo làm việc trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ, bãi bỏ phụ cấp công tác đảng và đoàn thể chính trị xã hội, bãi bỏ phụ cấp công vụ, phụ cấp công vụ được bãi bỏ xuất phát từ lý do phụ cấp này đã được đưa vào trong mức lương cơ bản, bãi bỏ phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp độc hại nguy hiểm được bãi bỏ xuất phát từ lý do phụ cấp này đã được đưa vào điều kiện lao động có yếu tố độc hại nguy hiểm phù hợp với quy định của pháp luật về lao động;
– Quy định mới về chế độ cấp theo phân loại các đơn vị hành chính quốc gia đối với xã, huyện, tỉnh.
Theo nội dung phân tích nêu trên thì có thể nói, có thể kể đến một số khoản phụ cấp sẽ được giữ lại khi thực hiện chế độ cải cách tiền lương như sau:
– Phụ cấp kim nhiệm;
– Phụ cấp thâm niên vượt khung;
– Phụ cấp khu vực;
– Phụ cấp trách nhiệm công việc;
– Phụ cấp lưu động;
– Phụ cấp phục vụ cho hoạt động an ninh quốc phòng, phụ cấp đặc thù đối với các lực lượng vũ trang hoạt động trong quân đội, công an và các lực lượng cơ yếu;
– Phụ cấp thâm niên nghề áp dụng đối với các chủ thể được xác định là quân đội, công an và các lực lượng cơ yếu khác.
2. Những khoản phụ cấp nào sẽ bị loại bỏ khi cải cách tiền lương?
Bên cạnh các khoản phụ cấp được giữ lại khi tiến hành hoạt động cải cách tiền lương, có những khoản phụ cấp sẽ bị bãi bỏ theo quy định của pháp luật do không phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Cũng căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 3.1 mục II của
Như vậy theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể kể đến một số khoản phụ cấp sẽ bị cắt bỏ như sau:
– Phụ cấp thâm niên nghề;
– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
– Phụ cấp công tác đảng, công tác đoàn thể xã hội, chính trị, phụ cấp cho hoạt động công vụ;
– Phụ cấp độc hại nguy hiểm.
3. Nội dung cải cách tiền lương theo hướng làm tăng hay giảm lương?
Đối với các cán bộ công chức, viên chức và các lực lượng vũ trang làm việc trong các khu vực công, căn cứ theo quy định tại Mục II của Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, có quy định cụ thể về nội dung cải cách tiền lương, trong đó có đề cập tới đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang làm việc trong các khu vực công. Theo đó, bắt buộc cần phải xây dựng và ban hành hệ thống tiền lương mới sao cho phù hợp với vị trí việc làm, phù hợp với chức danh, phù hợp với chức vụ lãnh đạo để thay thế cho hệ thống tiền lương hiện hành, cần phải tiếp tục thực hiện hoạt động chuyển xếp lương cũ sang lương mới sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại, cần phải đảm bảo trong quá trình cải cách tiền lương sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng của các chủ thể.
Đối với người lao động trong doanh nghiệp, căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, cũng đều rõ cụ thể về nội dung cải cách đối với những người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Trong đó có ghi nhận cụ thể về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp và công ty, trong đó bao gồm cả loại hình doanh nghiệp có 100 % vốn nhà nước theo quy định của pháp luật vẫn ra được tự quyết định chính sách cải cách tiền lương, trong đó các doanh nghiệp có quyền đưa ra bảng lương cụ thể, thang bậc lương, định mức lao động đối với người lao động, người sử dụng lao động sẽ cần phải trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công bố và dựa trên cơ sở của thỏa ước lao động tập thể phù hợp với quá trình tổ chức hoạt động sản xuất, tổ chức lao động, phù hợp với khả năng thực tế của doanh nghiệp, hoạt động đó cần phải được công khai tại nơi làm việc đối với người lao động để người lao động nắm bắt.
Theo đó thì có thể nói, về cơ bản, quá trình cải cách tiền lương theo quy định của pháp luật trên thực tế sẽ không được làm giảm lương để đảm bảo đời sống tối thiểu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Cụ thể, lương của các cán bộ, công chức và viên chức, lương của các lực lượng vũ trang làm việc trong các khu vực cổng sau quá trình cải cách sẽ được đảm bảo không được thấp hơn mức tiền lương mà họ đang thực hưởng. Còn đối với những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp và công ty, mức lương của người lao động đó sẽ do từng doanh nghiệp và từng công ty quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên trong quá trình cải cách tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước đã công bố đối với người lao động tại khu vực đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.