Trong quá trình thực hiện thủ tục giao dịch chứng khoán, bạn sẽ phải có nghĩa vụ tài chính trả một số loại thuế và phí giao dịch nhất định, đây được xem là trách nhiệm với cơ quan thuế. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì các khoản phí và thuế khi giao dịch chứng khoán cần phải biết bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Các khoản phí và thuế khi giao dịch chứng khoán cần biết:
Có thể kể đến một số phí và thuế khi tiến hành thủ tục giao dịch chứng khoán như sau:
Thứ nhất, phí giao dịch khi mua bán chứng khoán. Phí giao dịch theo quy định của pháp luật được hiểu là loại phí chiếm tỷ trọng lớn nhất và xuất hiện trong bất cứ giao dịch nào, trong đó bao gồm cả giao dịch chứng khoán. Công ty chứng khoán sẽ thu phí giao dịch dựa trên phần trăm giá trị giao dịch. Thông thường, mỗi công ty chứng khoán sẽ có một mức phí giao dịch khác nhau, tuy nhiên sẽ không được phép vượt quá 0,5% giá trị của mỗi lần giao dịch. Mức phí giao dịch mà các công ty sẽ áp dụng dao động từ 0,15% đến 0,35%.
Thứ hai, thuế thu nhập trong giao dịch chứng khoán. Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu, các nhà đầu tư cần phải có nghĩa vụ trả một phần thuế thu nhập, cụ thể với mức là 0,1% giá trị mua bán cổ phiếu. Theo đó thì có thể nói, thuế thu nhập chỉ thu nhập của người bán cổ phiếu, người mua cổ phiếu sẽ không cần phải chịu thu nhập, vì thuế thu nhập chỉ đánh vào những người phát sinh thu nhập.
Thứ ba, phí lưu ký chứng khoán. Lưu ký có nghĩa là hoạt động lưu giữ và ký gửi chứng khoán. Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi mua và sở hữu cổ phiếu sẽ luôn có tổ chức đứng ra bảo đảm cho hoạt động lưu giữ và ký gửi số cổ phiếu đó. Việc lưu ký còn chứng nhận một cá nhân đang sở hữu một số lượng cổ phần ở một công ty bất kỳ. Ở Việt Nam hiện nay, nhà nước và đại diện là Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam được xác định là tổ chức đảm nhiệm công việc này. Trên thực tế, phí lưu ký chứng khoán trong giao dịch chứng khoán sẽ được xác định là 0,27 đồng/cổ phiếu/tháng.
Ngoài ra, có thể kể đến một số loại phí khác trong giao dịch chứng khoán như sau: Phí chuyển quyền sở hữu, phí tư vấn, phí rút tiền, phí nạp tiền, phí cấp giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán, phí phong tỏa chứng khoán, phí mở tài khoản chứng khoán, phí xác nhận số dư tài khoản …
Theo đó, trong giao dịch chứng khoán cần phải chịu nhiều loại phí và thuế khác nhau. Trên đây là một số loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán cần phải hiểu rõ để quá trình đầu tư được trở nên minh bạch và an toàn hơn.
2. Các hình thức giao dịch chứng khoán trên thị trường:
Hiện nay, có nhiều cách thức để tiến hành thủ tục mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể tham gia giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung hoặc trên thị trường phi tập trung, ví dụ như Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh … Theo đó, có thể kể đến một số hình thức giao dịch chứng khoán trên thị trường như sau:
– Mua bán chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán. Đối với loại chứng khoán này thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo các hình thức như sau:
+ Có thể mua trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Nhà đầu tư cần phải thực hiện thủ tục đăng ký mua chứng khoán và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này hiện nay tồn tại rất nhiều bất cập, đặc biệt là về mặt địa lý;
+ Mua chứng khoán thông qua đơn vị trung gian, tức là mua chứng khoán thông qua các đại lý hoặc bảo lãnh phát hành chứng khoán, thông thường đó là các công ty chứng khoán hoặc cũng có thể là ngân hàng thương mại.
– Mua chứng khoán niêm yết công khai tại trụ sở của Sở giao dịch chứng khoán. Theo đó, chứng khoán niêm yết công khai được xem là chứng khoán đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn được quyền thực hiện thủ tục đăng ký để mua bán tại sở giao dịch chứng khoán. Khi mua chứng khoán niêm yết thì bắt buộc phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cơ bản như sau:
+ Mọi giao dịch mua bán chứng khoán trên thực tế bắt buộc đều phải được thực hiện thông qua hệ thống tại sở giao dịch chứng khoán theo phương pháp khớp lệnh hoặc theo phương pháp thỏa thuận;
+ Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện trực tiếp giữa những người đầu tư với công ty chứng khoán thành viên là thành viên của trung tâm giao dịch chứng khoán dựa trên nguyên tắc các bên thỏa thuận về giá;
+ Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương pháp khớp lệnh sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian.
Theo đó, quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiện theo các giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Các nhà đầu tư cần phải mở tài khoản và đặt lệnh mua chứng khoán hoặc bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán bất kỳ.
Bước 2: Công ty chứng khoán cần phải chuẩn lệnh đó cho đại diện của công ty tại sở giao dịch chứng khoán để tiếp tục thực hiện thủ tục nhập vào hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán.
Bước 3: Sở giao dịch chứng khoán sẽ thực hiện thủ tục ghép lại, thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán. Sau đó từ công ty chứng khoán sẽ thông báo kết quả giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư.
3. Công ty nào có quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 của Văn bản hợp nhất
– Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty cổ phần;
– Số lượng cổ phần, loại cổ phần;
– Mệnh giá của mỗi loại cổ phần, tổng mệnh giá của số cổ phần ghi nhận trên cổ phiếu;
– Họ và tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý cá nhân, quốc tịch đối với cổ đông được xác định là cá nhân, hoặc tên, mã số doanh nghiệp, số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông được xác định là tổ chức;
– Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần;
– Số đăng ký được ghi nhận trên sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần, ngày phát hành cổ phiếu;
– Một số nội dung khác căn cứ theo quy định tại Điều 116, Điều 117, Điều 118 của Văn bản hợp nhất
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì cổ phiếu chỉ được phát hành bởi công ty cổ phần, công ty cổ phần muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán của công ty cổ phần phải được xác định từ 30.000.000.000 đồng trở lên tính theo giá chị ghi nhận trên sổ sách kế toán;
– Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần trong khoảng thời gian 02 năm liên tục trước năm thực hiện thủ tục đăng ký chào bán bắt buộc phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán cổ phần;
– Công ty cổ phần cần phải có phương án phát hành vốn, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu, phương án đó cần phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
– Công ty cổ phần cần phải có tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành được bán lại cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn trong công ty cổ phần;
– Cổ đông lớn trước thời điểm thực hiện thủ tục chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức bắt buộc phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20 % số vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Đồng thời, tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trường hợp đã bị kết án về một trong những tội xâm phạm đến trật tự an ninh kinh tế tuy nhiên chưa được xóa án tích;
– Có công ty chứng khoán tư vấn thành phần hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, ngoại trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
– Cần phải có cam kết và thực hiện thủ tục niêm yết công khai, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán, đồng thời tổ chức phát hành cần phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Luật Chứng khoán năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: