Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp không thể không hiểu biết, đây là loại thuế trực thu và đánh trực tiếp vào đối tượng là doanh nghiệp có mức thu bắt buộc phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì các khoản chi phí nào sẽ không được khấu trừ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Các khoản chi phí không được khấu trừ khi tính thuế TNDN:
Trước hết, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiếp đánh vào đối tượng là doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế có mức thu bắt buộc phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ và những thu nhập khác của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng dẫn tới một số mục tiêu cơ bản như sau:
– Tạo ra một khoản doanh thu cho nhà nước gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp;
– Nhà nước điều tiết các khoản thu nhập đã và đang phát sinh của doanh nghiệp;
– Thông qua ưu đãi về thuế suất, miễn thuế, giảm thuế để nhằm mục đích khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam;
– Tạo ra sự công bằng giữa các doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.
Trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp, có một số chi phí sẽ không được khấu trừ trong quá trình tính thuế. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 có quy định về các khoản chi phí được trừ vào chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, các khoản chi phí không được trừ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bao gồm các chi phí sau đây:
– Các chi phí không đáp ứng được đầy đủ điều kiện để trở thành chi phí được trừ trong quá trình xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ phần giá trị tổn thất do nguyên nhân thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
– Các khoản tiền phạt do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
– Các khoản chi được bù đắp bằng dù nguồn kinh tế khác nhau;
– Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho các cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định cụ thể;
– Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về hoạt động trích lập dự phòng;
– Phần chi trả lãi tiền vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay vốn;
– Các khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng với quy định của pháp luật;
– Các khoản trích trước vào chi phí không đúng với quy định của pháp luật;
– Các khoản tiền lương, tiền công của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thù lao trả cho các sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia vào hoạt động điều hành sản xuất doanh nghiệp đó, tiền lương/tiền công và các khoản thanh toán chi phí khác để chi trả cho người lao động tuy nhiên thực tế không chi trả hoặc có chi trả tuy nhiên không có hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật;
– Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với tỷ lệ vốn điều lệ còn thiếu;
– Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Các khoản nợ, ngoại trừ các khoản tài trợ phục vụ cho hoạt động giáo dục ý tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn dịch bệnh, làm nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, các khoản tài trợ theo chương trình của nhà nước dành cho các địa phương nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
– Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc nộp quỹ có tính chất an sinh xã hội, phục vụ cho hoạt động mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện dành cho người lao động vượt quá mức quy định theo quy định của pháp luật;
– Các khoản chi phí xuất phát từ hoạt động kinh doanh lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và các hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ tài chính.
Theo đó, nếu thuộc một trong những chi phí nêu trên thì sẽ được xác định là các khoản chi phí không được khấu trừ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Văn bản hợp nhất luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023, bên cạnh các khoản chi phí không được khấu trừ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp, có quy định thêm về các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu các khoản chi đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, các khoản chi phục vụ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Các khoản chi có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về hóa đơn. Đối với các loại hóa đơn mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ từng lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên thì bắt buộc phải có giấy tờ chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt, ngoại trừ trường hợp không bắt buộc phải có các loại giấy tờ tài liệu chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, các khoản chi bằng ngoại tệ được trừ trong quá trình tính thuế thu nhập cá nhân khi xác định thu nhập chịu thuế bắt buộc phải quy đổi ra đơn vị đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh khoản chi bằng ngoại tệ đó.
3. Lưu ý khi xác định các khoản chi phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN:
Một số lưu ý trong quá trình xác định các khoản chi phí được khấu trừ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp có thể kể đến như sau:
– Các chi phí được khấu trừ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp bắt buộc phải được hạch toán đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Bắt buộc phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh các khoản chi phí đó được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật;
– Các chi phí phát sinh trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bắt buộc phải là những chi phí hợp lý và có phát sinh trên thực tế;
– Cần phải quy đổi ra đơn vị đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tính tại thời điểm phát sinh các khoản chi phí bằng ngoại tệ, trong trường hợp doanh nghiệp đó có phát sinh các khoản chi phí bằng ngoại tệ được trường trong quá trình xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, các chi phí được khấu trừ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế thu nhập doanh nghiệp mà các doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật. Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu ý đến hoạt động khấu trừ để bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và đồng thời đảm bảo cho quá trình hạch toán được đúng đắn và chính xác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: