Hiện nay, các doanh nghiệp ở nước ta ra đời ngày càng nhiều. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, sự ra đời của hệ thống các doanh nghiệp cũng đặt ra những vấn đề phát sinh khác, liên quan đến việc quản lý hoạt động. Thực tế, Nhà nước quản lý hoạt động của doanh nghiệp không chỉ thông qua việc đóng thuế, mà còn dựa vào việc kiểm tra các hóa đơn của doanh nghiệp. Liên quan đến vấn đề, có rất nhiều thắc mắc về các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp không cần hóa đơn.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp tại nước ta hiện nay:
– Việt Nam đang trên đà phát triển. Sự bùng nổ của công nghệ số cùng ngành khoa học thông tin hiện đại đã giúp nước ta có những bước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế.
– Thị trường hàng hoá phát triển. Sự hợp tác kinh doanh, đối ngoại (xu thế toàn cầu hóa) giúp cơ hội đẩy mạnh phát triển công nghiệp của nước ta ngày càng có cơ hội mở rộng.
– Xuất phát từ nhu cầu sử dụng hành hóa của thị trường, sự mở mang mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã khiến cho các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều.
– Các doanh nghiệp ra đời dựa trên cơ sở biến chuyển tự nhiên của ngành công nghệ số, nhu cầu sống tự nhiên của con người. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp này hoạt động dựa trên phương thức sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người nhằm thu về lợi nhuận.
– Có thể khẳng định, trên thị trường thương mại hiện nay, các doanh nghiệp vận hành và hoạt động một cách sôi động. Chính vì sự ra tăng mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp trong tiến trình xúc tiến đầu tư kinh tế, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải nghiêm túc tuân thủ thực hiện theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Nhà nước sẽ thực hiện giám sát, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp.
– Một trong những cách thức đảm bảo quy trình vận hành khách quan, linh hoạt của doanh nghiệp; công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp cụ thể hiệu quả của cơ quan Nhà nước là việc lập các hóa đơn liên quan đến quá trình hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp đó.
2. Khái niệm chi phí hợp lý của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến việc lập hóa đơn:
2.1. Khái niệm chi phí hợp lý của doanh nghiệp:
– Chi phí được hiểu là những khoản chi mà doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh, sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Kinh phí giúp hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục, chuẩn chỉnh và thu về lợi nhuận cao.
– Chi phí hợp lý là nguồn chi phí được doanh nghiệp sử dụng vào đích khách quan, cụ thể và hợp lý. Những khoản chi phí này đáp ứng nhu cầu phát triển khách quan của doanh nghiệp.
– Đối với khoản chi phí hợp lý, sẽ không có tính dư thừa. Bởi bản chất của khoản phí này là phục vụ cho mục đích hoạt động chính đáng của doanh nghiệp. Khoản phí này không thể thiếu đối với sự vận hành và phát triển của một doanh nghiệp bất kỳ.
– Hiện nay, trong quá trình vận hành, mỗi doanh nghiệp luôn có cho mình những khoản chi phí hợp lý nhất định. Khoản chi phí hợp lý này giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, mang đến những ưu thế nhất định cho sự phát triển của doanh nghiệp.
2.2. Các vấn đề liên quan đến việc lập hóa đơn của doanh nghiệp:
– Hóa đơn của doanh nghiệp được xem là chứng từ quan trọng, ghi chép lại hoạt động nhập, lưu thông hàng hóa, các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp.
– Hóa đơn có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ giúp các chủ doanh nghiệp quản lý được hoạt động kinh doanh của mình; tính được mức lợi nhuận đạt được từ việc khấu trừ các khoản phí liên quan, mà còn giúp công tác quản lý, giám sát việc hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách cụ thể và rõ ràng thông qua hoạt động đóng thuế.
– Khoản 1, Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn, theo đó: Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Cùng với đó, khoản 2 Điều luật này bổ sung về thời điểm lập hóa đơn như sau: Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
Như vậy, lập hóa đơn là hoạt động cần thiết, mang tính bắt buộc mà các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện. Ngay sau thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hoàn thành việc cung cấp nhiệm vụ, doanh nghiệp phải tiến hành lập hóa đơn.
3. Các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp không cần hóa đơn:
Lập hóa đơn là hoạt động mang tính chất bắt buộc mà các doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể nhất định, doanh nghiệp không cần lập hóa đơn với các khoản chi phí hợp lý nhất định. Cụ thể như sau:
– Khoản 1, Điều 6
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Thực tế, các chi phí hợp lý của doanh nghiệp không cần hóa đơn có thể được áp dụng một cách khách quan, linh hoạt. Một số chi phí hợp lý mà không cần hóa đơn mà ta có thể hướng đến. Đó là:
+ Thứ nhất, đó là các khoản phụ cấp theo lương như: Tiền ăn ca, ăn trưa; Phụ cấp điện thoại; Phụ cấp xăng xe; Phụ cấp trang phục; Chi thưởng; Công tác phí; Các khoản chi mang tính phúc lợi như Ma chay, cưới hỏi, ốm đau, nghỉ mát…
+ Thứ hai, đó là các chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Thứ ba, đó là các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn đi thuê ngoài: chi phí thuê lao động, thuê vận chuyển hàng hóa,…
+ Thứ tư, đó là chi phí hợp lý không có hóa đơn tập hợp trên bảng kê: chi phí thuê nhà, thuê văn phòng, chi phí mua nguyên vật liệu.
Trên đây là những khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp mà không cần phải lập hóa đơn. Có thể thấy, những khoản chi phí này có yếu tố quan trọng đặc biệt cao. Nó gắn chặt với lợi ích phát triển và công tác hoạt động, vận hành thực tiễn của các doanh nghiệp. Hay nói cách khác, với bất kỳ doanh nghiệp nào, trong quá trình vận hành hoạt động đều phải có những khoản phí này. Chí vì lý do đó, Nhà nước mới cho phí các doanh nghiệp không phải lập hóa đơn với các khoản phí này.
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, là với các khoản phí nêu trên, nếu doanh nghiệp không lập hóa đơn thì Nhà nước có thể thực hiện quản lý hoạt động của các doanh nghiệp này hay không. Câu trả lời là có. Bởi như đã phân tích, bản chất của các khoản chi phí này mang tính hợp lý cao, bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp. Do đó, kể cả khi không lập hóa đơn, cơ quan Nhà nước vẫn có thể quản lý được hoạt động này của doanh nghiệp. Cùng với đó, nó giúp tối giản đến mức tối đa những rắc rối trong quá trình kê khai, đóng thuế của doanh nghiệp. Công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước vẫn đạt hiệu quả cao; các doanh nghiệp vẫn nhận được sự tạo điều kiện nhất định trong quá trình vận hành. Điều này giúp tăng giá trị kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của nước nhà.
Các văn bản được sử dụng trong bài viết:
Luật Doanh nghiệp năm 2020 - Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp - Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ