Lễ Quốc tang là nghi lễ vô cùng quan trọng, để tưởng nhớ những cá nhân xuất sắc có đóng góp to lớn cho xã hội và cho đất nước, khi đó quốc kỳ của quốc gia sẽ rủ xuống để tri ân và tỏ lòng tiếc thương. Vậy những hoạt động nào bị nghiêm cấm trong ngày Lễ Quốc tang?
Mục lục bài viết
1. Các hoạt động nào bị nghiêm cấm trong ngày Lễ Quốc tang?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về thời gian và nghi thức để tang. Theo đó: Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang được xác định là 02 ngày. Trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang, các cơ quan và công sở trong phạm vi cả nước, cơ quan đại diện của Việt Nam đặc trên lãnh thổ nước ngoài cần phải treo cờ trong tư thế rủ, có dải băng tang (dải băng có kích thước bằng 1/10 chiều rộng của lá cờ, chiều dài bằng với chiều dài của lá cờ, chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột, sử dụng băng vải màu đen để buộc không cho cờ bị bay), và không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng trong ngày Lễ Quốc tang.
Như vậy, các hoạt động bị nghiêm cấm trong ngày Lễ Quốc tang bao gồm:
-
Các hoạt động vui chơi;
-
Các hoạt động giải trí công cộng.
Mới đây, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng được tổ chức tang lễ theo nghi thức Lễ Quốc tang. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí sinh ngày 14 tháng 04 năm 1944, quê quán tại huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội). Sau một khoảng thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, tuy nhiên đồng chí đã không qua khỏi và từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 07 năm 2024 (tức ngày 14 tháng 06 năm Giáp Thìn), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (thành phố Hà Nội), hưởng thọ 80 tuổi.
Tang lễ của đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ được tổ chức trang trọng theo nghi thức Quốc tang trong hai (02) ngày 25/7 và 26/7, sau đó đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ được an táng tại Nghĩa trang Mai dịch (theo Thông cáo đặc biệt phát chiều 20 tháng 07). Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và tại huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội, quê nhà của đồng chí Nguyễn Phú Trọng).
Do đó, trong 02 ngày quốc tang (tức là ngày 25 tháng 07 năm 2024 và 26 tháng 07 năm 2024) các cơ quan/công sở phải treo cờ rủ, không được tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Dưới góc độ đạo đức, việc nghiêm cấm hoạt động vui chơi giải trí trong ngày Quốc tang thể hiện thái độ tôn kính, hòa chung với sự đau thương mất mát của dân tộc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên, Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác không đưa ra mức hình phạt cụ thể đối với hành vi cố ý tổ chức hoạt động vui chơi giải trí trong ngày Quốc tang.
2. Những điều kiêng kỵ không nên làm trong ngày Lễ Quốc tang:
Quốc tang là khoảng thời gian tri ân những người đã khuất, đặc biệt là các vị anh hùng vĩ đại, nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đối với quốc gia, dân tộc. Trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang, nhân dân cả nước sẽ cùng nhau bày tỏ lòng kính trọng và tiếc thương sâu sắc đối với những người đặc biệt đặc biệt, vì vậy có một số vấn đề cần kiêng kỵ để giữ gìn sự trang nghiêm và tôn trọng đó. Bao gồm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Đây là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang, các hoạt động vui chơi giải trí công cộng như ca nhạc, tổ chức tiệc hoặc một số hoạt động vui chơi khác đều bị hạn chế. Đây là quy định quan trọng, là cách thức để bày tỏ lòng thương tiếc đối với những người đã qua đời, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với gia đình của người mất. Các chương trình đài truyền hình phát thanh cũng sẽ thường xuyên truyền tải các nội dung mang tính chất tưởng niệm, hạn chế các nội dung vui chơi giải trí.
Thứ hai, hạn chế tổ chức lễ cưới. Lễ cưới được xem là sự kiện vui vẻ, thể hiện niềm hạnh phúc của con người, đây cũng là một sự kiện đặc biệt quan trọng của cá nhân. Tuy nhiên, trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang, nhiều người thường lựa chọn hoãn lễ cưới để bày tỏ lòng tôn kính đối với những người đã khuất. Nếu không thể hoãn thì việc tổ chức lễ cưới cũng nên được thực hiện một cách đơn giản, hạn chế tối đa các hoạt động vui chơi giải trí.
Thứ ba, mặc trang phục trang nghiêm và có tông màu tối. Trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang, mọi người nên mặc trang phục có tông màu tối, thể hiện tính trang nghiêm như màu đen, xám để thể hiện sự tưởng nhớ đối với người đã qua đời. Điều này áp dụng cho cả những cá nhân tham dự lễ tang và trong các hoạt động thường ngày. Các cơ quan/tổ chức thường yêu cầu sinh viên, học sinh, nhân viên mặc trang phục phù hợp trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang.
Thứ tư, không sử dụng các phương tiện truyền thông để đăng tải các nội dung vui chơi giải trí. Trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang, việc sử dụng các phương tiện truyền thông như Facebook, zalo, tiktok … để đăng tải nội dung vui chơi giải trí cần được hạn chế. Thay vào đó, mọi người có thể chia sẻ hình ảnh tưởng nhớ và tri ân đối với người đã khuất, thể hiện lòng tiếc thương vô hạn.
Như vậy, Lễ Quốc tang là thời gian cả nước cùng nhau tưởng nhớ đối với những vị lãnh tụ đặc biệt quan trọng. Việc tuân thủ các điều kiêng kỵ nêu trên thể hiện lòng kính trọng và tiếc thương đối với những người đã mất. Vì vậy, mỗi người dân đều có thể góp phần giữ gìn sự trang nghiêm trong suốt thời gian tổ chức Lễ Quốc tang bằng những hành động nhỏ nhất.
3. Những nghi lễ cơ bản trong Lễ Quốc tang gồm những gì?
Trong Lễ Quốc tang, bao gồm các nghi lễ cơ bản như: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt.
(1) Lễ viếng. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về lễ viếng. Theo đó, Ban tổ chức tang lễ sẽ sắp xếp đoàn vào viếng theo đội hình như sau:
-
Hai (02) chiến sĩ khiêm vòng hoa đi trước;
-
Đi sau là Trưởng đoàn;
-
Tiếp sau Trưởng đoàn là Sỹ quan dẫn viếng;
-
Tiếp sau đó là thành viên trong Đoàn viếng (cần phải đi thành 02 hàng dọc).
Đồng thời, Ban tổ chức tang lễ sẽ tổ chức hoạt động đón tiếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài có nguyện vọng đến viếng. Sau khi viếng, Trưởng đoàn tổ chức tang lễ sẽ ghi Sổ tang. Trong quá trình thăm viếng, Quân nhạc cần phải cử nhạc “Hồn sĩ tử”.
(2) Lễ truy điệu. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về lễ truy điệu như sau:
-
Thành phần dự lễ truy điệu bao gồm: Ban lễ tang nhà nước, gia đình và người thân của người mất, Ban tổ chức lễ tang, đại diện địa phương của người từ trần;
-
Vị trí các đoàn dự lễ truy điệu bao gồm: Gia đình của người mất đứng phía bên tay trái phòng lễ tang, các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đứng phía bên tay phải, tiếp sau đó là các Đoàn đại biểu, các Bộ, ban, ngành và đội Quân nhạc (đứng theo sự sắp xếp của Ban tổ chức tang lễ);
-
Chương trình lễ chi điệu bao gồm: Trưởng Ban tổ chức lễ tang sẽ tuyên bố lễ truy điệu, quân nhạc sẽ cử quốc gia, trưởng Ban lễ tang nhà nước tuyên bố phút mặc niệm (trong quá trình mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn sĩ tử”), trưởng Ban tổ chức lễ tang sẽ tuyên bố kết thúc lễ truy điệu;
-
Cùng với thời gian diễn ra lễ truy điệu ở cấp trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương của người từ trần sẽ đồng thời tổ chức lễ truy điệu tại địa phương.
(3) Lễ đưa tang. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về lễ đưa tang. Theo đó, thành phần dự lễ đưa tang bao gồm:
-
Ban lễ tang nhà nước;
-
Ban tổ chức lễ tang;
-
Gia đình và người thân của người từ trần;
-
Đại diện của các cơ quan, địa phương của người từ trần.
(4) Lễ hạ huyệt. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định:
-
Sau khi di chuyển linh cữu của người mất vào vị trí phần mộ, Trưởng Ban tổ chức lễ tang sẽ tuyên bố tiến hành lễ hạ huyệt;
-
Đội công tác tiếp tục làm nhiệm vụ hạ huyệt;
-
Trưởng Ban tổ chức lễ tang sẽ mời lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gia đình bỏ nắm đất đầu tiên lên mộ, đi quanh mộ để vĩnh biệt người đã khuất;
-
Đội công tác tiếp tục hoàn chỉnh phần mộ của người mất;
-
Trong quá trình tiến hành lễ hạ huyệt, Quân nhạc sẽ cử nhạc “Hành khúc lễ tang”;
-
Sau khi lấp mộ, Ban tổ chức lễ tang sẽ dành một phút mặc niệm để tiễn đưa người đã khuất, Quân nhạc sẽ cử nhạc “hồn sĩ tử”. Lễ hạ huyệt chính thức kết thúc.
THAM KHẢO THÊM: