Chuyển nhượng dự án đầu tư là gì? Quy định pháp luật đầu tư về chuyển nhượng dự án đầu tư? Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư?
Chuyển nhượng dự án đầu tư hiện đang là hành vi pháp lý đang diễn ra phổ biến trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời, tạo sự linh hoạt trong đầu tư. Trong quá trình hoạt động đầu tư, vì nhiều lý do mà chủ đầu tư quyết định chuyển nhượng dự án đầu tư của mình. Đê đảm bảo hoạt động của hành vi này pháp luật nước ta đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề chuyển nhượng dự án đầu tư. Vậy chuyển nhượng dự án đầu tư là gì và có nội dung ra sao?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật đầu tư về chuyển nhượng dự án đầu tư:
1.1. Chuyển nhượng dự án đầu tư là gì?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì dự án đầu tư được hiểu là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Còn ta có thể hiểu chuyển nhượng dự án đầu tư là sự chuyển dịch một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư khi đáp ứng các điều kiện luật định về chuyển nhượng dự án.
1.2. Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư:
Pháp luật nước ta quy định rằng các nhà đầu tư được tự do chuyển nhượng dự án đầu tư khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định về văn bản chuyển nhượng hợp đồng của pháp luật.
Không phải tất cả các dự án đầu tư đều được chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác. Pháp luật về đầu tư được ban hành có quy định các điều kiện đối với dự án đầu tư. Chỉ khi thỏa mãn các điều kiện đó mới được chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 điều 46 Luật đầu tư 2020. Các điều kiện bao gồm:
– Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật đầu tư 2020.
– Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật đầu tư 2020.
– Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
– Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).
– Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, đối với thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư cần đảm bảo những tiêu chí như: Không thay đổi mục tiêu dự án; Không thay đổi nội dung và cần đảm bảo quyền lợi khách hàng và những đối tác liên quan.
2. Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư:
2.1. Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư:
Để tiến hành thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ những văn bản, giấy tờ, tài liệu sau:
– Văn bản đăng ký chuyển nhượng dự án.
– Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông hoặc thỏa thuận của các bên hợp doanh (đối với dự án đầu tư theo hình thức
– Hợp đồng chuyển nhượng dự án (bản chính).
– Các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của bên chuyển nhượng.
– Báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án.
– Báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án.
– Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư.
– Báo cáo tình hình hoạt động và
2.2. Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư:
Chủ thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư:
Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực thực hiện các thủ tục hành chính với Cơ quan đăng ký đầu tư.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân Thành phố/Thủ tướng Chính phủ.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trình tự thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư:
– Trình tự thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư, dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành bao gồm các bước sau đây:
+ Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
+ Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án để điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Trình tự thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các bước sau đây:
+ Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
+ Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư.
+ Bước 3: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đưa ý kiến về điều kiện chuyển nhượng.
+ Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, đưa ý kiến và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Bước 5: Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư.
+ Bước 6: Khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
+ Bước 7:
Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.
Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Khi nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
– Trình tự thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm các bước sau đây:
+ Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ.
+ Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư.
+ Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan xem xét, đưa ra ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình.
+ Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án.
+ Bước 5: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
+ Bước 6:
Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.
Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Khi nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
– Đối với dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư khi chuyển nhượng dự án đầu tư.
– Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư đó thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2.3. Các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng dự án đầu tư nước ngoài:
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Chương V
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ki chuyển nhượng dự án đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài thì các chủ thể sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.