Khái quát về hợp đồng lao động và giao kết hợp đồng lao động? Các hình thức hợp đồng lao động? Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động?
Hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý thiết lập mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được ghi nhận trong
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về hợp đồng lao động và giao kết hợp đồng lao động?
Khái niệm về hợp đồng lao động được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, để có cách hiểu thống nhất, thì theo giải thích tại Điều 13, Bộ luật lao động thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Khái niệm này so với
Giao kết hợp đồng lao động là quá trình người lao động và người sử dụng lao động bày tỏ ý chí nhằm đi đến việc xác lập quan hệ lao động, mà ở đó xác lập quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
Bản chất của giao kết hợp đồng lao động chính là sự tự do, tự nguyện thỏa thuận, thương lượng cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động để thống nhất ý chí và đi đến việc ký kết hợp đồng lao động, xác lập nên quan hệ lao động.
Hành vi giao kết hợp đồng là điều kiện ràng buộc các chủ thể, vì vậy sự giao kết bao giờ cũng có tính đích danh. Giao kết hợp đồng được coi là vấn đề trung tâm trong mối quan hệ lao động, một mặt, giao kết hợp đồng lao động là tiền đề ban đầu tạo điều kiện hco quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên được xác lập và thực hiện trong tương lại; mặt khác, đó kà cơ sở cho sự ổn định, hài hoà bền vững của quan hệ lao động sẽ được thiết lập.
2. Các hình thức hợp đồng lao động?
Quy định về hình thức hợp đồng lao động được ghi nhận trong
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.“
Hình thức hợp đồng lao động là cách thức (cải vỏ vật chất) chứa đựng các điều khoản đã thỏa thuận. Theo quy định trên, thì hợp đồng lao động được thể hiện dưới hai hình thức là văn bản (kể cả hình thức thông điệp dữ liệu) và lời nói. Về nguyên tắc, hợp đồng lao động dưới dạng văn bản sẽ được ưu tiên sử dụng, bởi nó mang những ưu điểm hơn so với hợp động bằng lời nói, điển hình là việc ghi nhận và thể hiện nội dung thỏa thuận thông qua giấy tờ có giá trị pháp lý thực tế, văn bản còn được các bên ký và giữ lại, chứng minh quan hệ lao động đã được thiết lập.
Tuy nhiên, hợp đồng lao động dưới hình thức là lời nói được ra đời nhằm phục vụ cho các quan hệ lao động có thời hạn dưới 1 tháng, tức là thời hạn rất ngắn, quan hệ lao động sẽ có thể chấm dứt sau 1 tháng đó, vừa nhanh chóng, đỡ mất thời gian, hơn nữa, việc thiết lập hợp đồng lao động trong trường hợp này thêm phức tạp và không cần thiết. Nhưng điều đó không mang tính tuyệt đối, không được thiết lập hợp đồng lao động bằng lời nói dù hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, trong các trường hợp:
– Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động. (Khoản 2, Điều 18).
– Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. (Điểm a, Khoản 1, Điều 145)
– Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.(Khoản 1, Điều 162). Đây là nội dung đã được quy định tại Bộ luật lao động năm 2012 và tiếp tục được duy trì cho đến nay xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh loại quan hệ lao động này trên thực tế, do đây là quan hệ lao động được xác định đơn lẻ tại gia đình nên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất khó kiểm tra, giám sát.
3. Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động?
Việc giao kết hợp đồng lao động muốn diễn ra một cách bình thường và có hiệu quả cần phải tiến hành theo những nguyên tắc nhất định do pháp luật quy định. Điều 15 Bộ luật lao động quy định 2 nguyên tắc cơ bản khi thức hiện giao kết hợp đồng lao động, cụ thể:
Thứ nhất, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
Đây là nguyên tắc cơ bản thể hiện rõ và cụ thể hóa một trong những nguyên tắc của pháp luật lao động Việt Nam. Nguyên tắc này biểu hiện mặt chủ quan của người tham gia hợp đồng lao động, khi giao kết hợp đồng lao động luôn luôn đảm bảo cho người lao động cũng như người sử dụng lao động được quyền tự nguyện bày tỏ ý chí của mình, mọi hành vi cưỡng bức, lừa dối, dụ dỗ,.. làm mất đi tính tự nguyện đều không đúng với bản chất của việc giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi tham giao hợp đồng lao động các bên phải thỏa thuận trọn vẹn và đầy đủ yếu tố ý thức tinh thần, sự mong muốn đích thực của mình. Tuy nhiên, nguyên tắc tự nguyện vừa mang tính tuyệt đối, vừa mang tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở việc nguyên tắc này bị chi phối bởi ý chí chủ quan của các chủ thể trong quan hệ lao động, còn tính tương đối bị chi phối bởi sự không đồng đều về mặt năng lực chủ thể của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng lao động (ví dụ: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được giao kết hợp đồng khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó).
Nguyên tắc bình đẳng nhằm đảm bảo cho vị thể của người lao động khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. Theo nguyên tắc này, khi tham gia giao kết hợp đồng lao động người lao động và người sử dụng lao động có sự tương đồng về vị trí và tư cách pháp lý. Tuy nhiên, thực tế nguyên tắc này chưa thực sự được áp dụng triệt để bởi vị thế của người sử dụng lao động vừa là người quản lý, nắm vốn, khoa học công nghệ, ..còn người lao động tham gia vào quan hệ lao động với tài sản vốn có là “sức lao động”, chịu sự lệ thuộc rất lớn vào người sử dụng lao động về việc làm, lương,…
Nguyên tắc thiện chí, trung thực là được biểu hiện thông qua nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp động được quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động. Khác với giao dịch dịch dân sự, kinh doanh, thương mại, hợp đồng lao động thường được thực hiện trong một thời gian dài, giữa hai chủ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau, như vây, yếu tố thiện chí, hợp tác là rất quan trọng. Đây là nguyên tắc ban đầu, là tiền đề có tính nguyên tắc pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.
Thứ hai, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Khi tham gia giao kết hợp đồng lao động các bên phải tuân thủ pháp luật. Điều này thể hiện sự tôn trọng cái riêng tư, cá nhân của các bên trong quan hệ tức quyền có thâm gia quan hệ hay không, tham gia trong bao lâu, với ai và nội dung quan hệ bao gồm những quyền và nghĩa vụ gì do các chủ thể hoàn toàn quyết định. Nhưng để được xã hội tôn trọng, để pháp luật chấp thuận và bảo vệ thì cái riêng của các bên phải được đặt trong cái chung của xã hội tức là tuân thủ nguyên tắc không trái pháp luật.
Theo Khoản 1, Điều 75 Bộ luật lao động:
“Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.”
Thỏa ước lao động tập thể là những thỏa thuận về điều kiện lao động, sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động và người sử dụng la đọng thỏa thuận và ký kết theo nguyên tắc bình đẳng, công khai. Vì vậy, các thỏa thuận trong hợp đồng lao động không được trái với thỏa ước lao động tập thể có nghĩa là những quyền lợi của người lao động trong hợp đồng lao động không được thấp hơn nữa thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể lao động trong quan hệ lao động.