Nhượng quyền thương mại còn được gọi là Franchising, theo nghĩa tiếng Anh là một trong những hình thức kinh doanh được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao và đang phát triển thành một "trào lưu kinh tế thế giới mới". Nhượng quyền thương mại về mặt hình thức sẽ được biểu hiện dưới các dạng khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Quan điểm về nhượng quyền thương mại đã được các nước trên thế giới đưa ra và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Đại diện cho quan điểm quốc tế, khái niệm về nhượng quyền thương mại được đưa ra bởi Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế- The International Franchise Association, theo đó, nhượng quyền nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, trong đó, bên chuyển nhượng đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận chuyển nhượng hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên chuyển nhượng sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận chuyển nhượng đang hoặc sẽ đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình.
Tiếp thu và phát triển khái niệm về nhượng quyền thương mại nêu trên,
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Như vậy, pháp luật Việt nam đã khẳng định nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại do các thượng nhân thực hiện nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, với khái niệm này, pháp luật Việt Nam đã chỉ ra sự ràng buộc mang tính đặc thù giữa các bên trong quan hệ nhượng quyền, như nghĩa vụ chuyển giao phương thức kinh doanh cùng với các yếu tố liên quan đến sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền và nghĩa vụ chịu sự kiểm soát của bên nhận quyền trước bên nhượng quyền trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.
Có thể nói, nhượng quyền thương mại, với những đặc điểm của mình đã khẳng định được tính chất độc lập khi được đặt cạnh những hoạt động thương mại khác. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, với ít nhất hai đặc điểm tưởng như mâu thuẫn: tính độc lập và tính đồng bộ, nhượng quyền thương mại chính là một hoạt động thương mại có rất nhiều khía cạnh pháp lý đáng phải nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Hoạt động nhượng quyền thương mại với những phát triển của nó, có những tác động không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế thị trường của Việt Nam, trong đó phải kể đến tác động của hoạt động này với các bên trực tiếp tham gia quan hệ cũng như vai trò của nhương quyền thương mại trong nền kinh tế xã hội với những đặc điểm khác đặc thù của Việt Nam.
2. Các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến nhất:
Sự hạn chế trong pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam hiện hành đó là việc không có bất kỳ quy định trực tiếp nào về việc phân loại các hình thức nhượng quyền thương mại. Đây là một trong những thiếu sót so với pháp luật các quốc gia trên thế giới. Mặc dù vẫn có thể tìm thấy những quy định gián tiếp hướng tới việc phân loại hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại, ví dụ: tại Điều 3,
Nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu khoa học và từ kinh nghiệm thực tiễn, tác giả nhận thấy:
Về mặt hình thức biểu hiện, hoạt động nhượng quyền thương mại có sự đa dạng nhất định. Hoạt động nhượng quyền thương mại có thể bao gồm rất nhiều loại, phân biệt với nhau dựa theo một số tiêu chí cụ thể sau đây:
Một là, theo tiêu chí nội dung của hoạt động kinh doanh, có thể có nhượng quyền sản xuất, nhượng quyền phân phối và nhượng quyền thực hiện dịch vụ.
Hai là, theo tiêu chí hình thức hoạt động kinh doanh, có thể có nhượng quyền sơ cấp (master- franchise), nhượng quyền đa cơ sở (multi- franchise), nhượng quyền liên kết (pluri- franchise) và nhượng quyền góc (corner- franchise).
Ba là, theo tiêu chí lãnh thổ, có thể có nhượng quyền nội địa và nhượng quyền quốc tế.
Tính chất đa dạng của nhượng quyền thương mại phát triển tỷ lệ thuận với những lợi ích mà nhượng quyền thương mại đem lại cho các bên trong quan hệ cũng như cho nền kinh tế- xã hội.
Bốn là, căn cứ vai trò của các chủ thể trong mối quan hệ nhượng quyền thương mại, người ta chia nhượng quyền thương mại thành:
– Nhương quyền thương mại trực tiếp (Master Franchising). Hình thức kinh doanh này chỉ bao gồm hai bên chủ thể là Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền. Trên cơ sở thỏa thuận hai bên tiến hành ký kết
– Nhượng quyền thương mại gián tiếp (Sub- Franchising). Đây là hình thức nhượng quyền thương mại giữa bên chủ thể; bên nhượng quyền (Franchisor); bên nhận quyền (Franchisee); bên nhận lại quyền (Sub- Franchisee). Thực chất, đây là hình thức nhượng quyền thương mại qua trung gian, qua đại diện. Lúc này Bên nhận quyền sẽ đóng vai trò là bên nhượng quyền và thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho bên thứ ba.
Tuy nhiên, việc nhượng lại quyền thương mại của Bên nhận lại quyền chỉ được tiến hành khi việc chuyển nhượng đó được quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc có sự đồng ý của Bên nhận quyền. Việc nhượng lại quyền thương mại cho Bên nhận lại quyền không đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động của Bên nhận quyền mà ngược lại Bên nhận quyền vẫn tiếp tục kinh doanh song nay có thêm nhiệm vụ là quản lý hoạt động của các Bên nhận lại quyền thương mại của mình.
Bên nhận lại quyền theo quy định của một số quốc gia sẽ bị giới hạn một số quyền so với Bên nhận quyền, thông thường đó sẽ là việc hạn chế nhượng lại quyền thương mại cho một bên khác và giới hạn nhiều về phạm vi hợp đồng.
Việc chuyển nhượng lại quyền cho Bên nhận lại quyền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định do Bên nhượng quyền quy định và thương được áp dụng thống nhất trong một hệ thống.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nhượng quyền thương mại trực tiếp và gián tiếp là trong hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại gián tiếp, bên nhượng quyền thứ cấp không phải là chủ sở hữu của “quyền thương mại”- đối tượng của hợp đồng nhương quyền thương mại ký với các bên nhận quyền thứ cấp.
Việc phân chia và liệt kê tất cả các hình thức nhượng quyền thương mại trên đây đều là các hình thức thương mại phổ biến hiện nay, trong đó mỗi hình thức sẽ có các đặc điểm riêng, chịu sự điều chỉnh cụ thể của pháp luật, đảm bảo rằng, về bản chất, hoạt động nhượng quyền thương mại phải thực sự đáp ứng được mục tiêu mà nó được ra đời và vai trò trong nền kinh tế thị trường phát triển tại Việt Nam, đặc biệt là việc nhượng quyền của các thương hiệu lớn trên thế giới.
Sự mở rộng của hình thức cũng như đối tượng của nhượng quyền thương mại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế- xã hội từng quốc gia cũng như khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, càng khuyến khích mở rộng, quan hệ nhượng quyền thương mại càng chứa đựng những khả năng gây tranh chấp thương mại.
Bản thân “quyền thương mại” đã liên quan trực tiếp tới lợi ích thiết thân của một nhà kinh doanh, việc phát triển “quyền thương mại” đồng nghĩa với việc nâng cao vị thế cạnh tranh của nhà kinh doanh đó trên thị trường và quyết định mức tăng về doanh thu, về lợi nhuận. Việc nhượng lại quyền thiết thân này cho một chủ thể kinh doanh khác cùng để kinh doanh, cùng chia sẻ lợi thế mà “quyền thương mại” đem lại, vì thế, chắc chắn sẽ gây ra không ít tranh chấp.