Các hình thức hỗ trợ đầu tư? Quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt?
Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt lần đầu tiên được quy định tại Luật Đầu tư 2020. Các quy định này được ban hành với mục đích thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; bên cạnh đó còn ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, tác đông lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Các chủ thể cần nắm bắt các quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các hình thức hỗ trợ đầu tư cũng như những quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Các hình thức hỗ trợ đầu tư:
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Đầu tư năm 2020, các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm:
– Thứ nhất: Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư là một trong số những hình thức hỗ trợ đầu tư.
– Thứ hai: Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong số những hình thức hỗ trợ đầu tư.
– Thứ ba: Hỗ trợ tín dụng là một trong số những hình thức hỗ trợ đầu tư.
– Thứ tư: Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước là một trong số những hình thức hỗ trợ đầu tư.
– Thứ năm: Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ là một trong số những hình thức hỗ trợ đầu tư.
– Thứ sáu: Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin là một trong số những hình thức hỗ trợ đầu tư.
– Thứ bảy: Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển là một trong số những hình thức hỗ trợ đầu tư.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định bảy hình thức hỗ trợ đầu tư. Các hình thức này được ban hành đã góp phần đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn nước ta cũng như giúp nhà nước phát triển kinh tế – xã hội.
Ngoài ra, để nhằm mục đích khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ sẽ quyết định việc áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với những đối tượng cụ thể theo đúng quy định pháp luật.
2. Quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt:
2.1. Đối tượng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt:
Đối tượng được hưởng ưu đãi:
Theo Khoản 2 Điều 20 Luật đầu tư số năm 2020 đã đưa ra quy định về đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt bao gồm:
“Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
2. Đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.”
Thông qua quy định được nêu trên, ta có thể thấy Luật Đầu tư 2020 đã đưa ra tiêu chí về ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký và thời hạn giải ngân vốn đầu tư để phân biệt dự án được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt so với dự án được hưởng các ưu đãi đầu tư khác. Trong đó, dự án trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu hay dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư đều nằm trong danh mục đối tượng được hưởng ưu đãi theo khoản 2 Điều 15 Luật Đầu Tư năm 2020 và Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý và đem lại những hiệu quả cho các chủ đầu tư.
Mức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt:
Khoản 3, 4 Điều Điều 20
“3. Mức ưu đãi và thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai.
4. Hỗ trợ đầu tư đặc biệt được thực hiện theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.”
Như vậy, pháp luật quy định cụ thể mức ưu đãi và thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai. Còn đối với hỗ trợ đầu tư đặc biệt được thực hiện theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật đầu tư năm 2020.
Ngoài ra, theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP đã đưa ra quy định các biện pháp áp dụng mức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt như sau:
– Mức ưu đãi, thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai.
– Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt được áp dụng đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và toàn bộ cơ sở trực thuộc đặt ngoài trụ sở chính của Trung tâm.
– Nhà đầu tư đề xuất áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt phải cam kết đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư, mức vốn giải ngân, thời hạn giải ngân quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư và các điều kiện khác ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc thỏa thuận bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền quyết định mức, thời gian ưu đãi đầu tư đặc biệt theo các tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, giá trị sản xuất trong nước đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư.
Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề sau đây:
+ Áp dụng thuế suất ưu đãi giảm không quá 50% so với thuế suất ưu đãi đã được ghi nhận tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi không quá 1,5 lần so với thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được ghi nhận tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; và được kéo dài thêm không quá 15 năm và không vượt quá thời hạn của dự án đầu tư.
+ Áp dụng miễn thuế tối đa không quá 06 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 13 năm tiếp theo.
2.2. Đối tượng không được áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt:
Theo Khoản 5 Điều 20 Luật đầu tư năm 2020 quy định về các đối tượng không được áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt với nội dung như sau:
“Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
5. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này.”
Theo quy định tại Điều 13 Luật đầu tư 2014 và tại Điều 13
Bên cạnh đó, các dự án không được áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt (Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền) cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xanh của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Pháp luật cũng quy định không đưa ra các ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt trong các ngành xâm hại môi trường hay có tác động xấu tới sức khoẻ con người (phân phối rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà…). Đây là một chính sách cần thiết nhằm mục đích không khuyến khích các chủ thể đầu tư vào các lĩnh vực này.