Quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư? Quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư?
Hoạt động đầu tư của các cá nhân hay tổ chức đã đóng góp những vai trò và ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Với sự gia tăng nhanh chóng của số lượng cũng như chất lượng các dự án đầu tư thì những tranh chấp trong hoạt động đầu tư là không thể tránh khỏi. Chính vì thế, pháp luật hiện hành đã ban hành quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư:
Theo Điều 14
“1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Thông qua quy định được nêu trên, ta có thể hiểu giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh là phương thức giúp giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp phát sinh giữa các chủ thể khi tham gia đầu tư vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh bằng việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm 4 phương án sau đây: thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Tòa án.
Cần lưu ý đối với các tranh chấp được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam là các tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam giữa các chủ thể:
+ Giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Trong trường hợp tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 (tổ chức kinh tế có trên 51% vốn điều lệ là vốn đầu tư nước ngoài) được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: Tòa án Việt Nam; Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế hay trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
2. Quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư:
Theo quy định của pháp luật, các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư bao gồm:
Thứ nhất: Thương lượng.
– Khái niệm: Thương lượng được hiểu là hình thức giải quyết tranh chấp, trong đó các bên tự đưa ra giải pháp và thỏa hiệp với nhau nhằm mục đích để giải quyết các bất đồng mà không cần tới sự có mặt của bên thứ ba nào và cũng không tuân theo bất kỳ thủ tục bắt buộc nào.
– Đặc điểm của thương lượng:
+ Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp tự phát, không bị ràng buộc về thủ tục pháp lý.
+ Đặc trưng của thương lượng là tính tự giải quyết. Không có bất kỳ bên thứ ba nào làm bên trung gian, các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc và đi đến thỏa hiệp để chấm dứt xung đột.
– Ưu điểm:
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư đầu tiên thường được các bên lựa chọn bởi sự thuận tiện, đơn giản, thủ tục linh hoạt của nó. Phương thức này còn đạt được ưu thế khi nó đảm bảo bí mật, uy tín của các bên, tiết kiệm thời gian, kinh phí, không làm phương hại đến mối quan hệ hợp tác hai bên. Trong trường hợp các bên thương lượng không đạt hiệu quả, các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết khác mà không gặp bất cứ cản trở nào.
– Nhược điểm:
Hình thức giải quyết tranh chấp thương lượng ngoài ưu điểm được nêu trên cũng bộc lộ nhiều nhược điểm mà lớn nhất là sự phụ thuộc vào thiện chí của các bên. Bên cạnh đó, do bản chất của thương lượng là sự thỏa thuận của các bên trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh nên sẽ không có một cơ chế nào đảm bảo tính bắt buộc thi hành.
Thứ hai: Hòa giải.
– Khái niệm:
Hòa giải được hiểu là hình thức giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh, trong đó các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp phát sinh có sự hỗ trợ của bên thứ ba. Đó có thể là cá nhân, tổ chức do các bên lựa chọn, bên thứ ba chỉ đóng vai trò trung gian đưa ra ý kiến về việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên, không có quyền phán xét và quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp.
– Đặc điểm:
+ Chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp.
+ Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất kỳ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết.
+ Kết quả của hòa giải sẽ do hai bên tự thỏa thuận và tự đưa ra quyết định.
– Ưu điểm:
Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải có nhiều ưu điểm như:
+ Các bên có thể chủ động trong việc lựa chọn thời gian, địa điểm hòa giải và bên thứ ba hỗ trợ hòa giải.
+ Hòa giải tạo cơ hội để hai bên ngồi lại, bày tỏ quan điểm của mình về tranh chấp và làm giảm sự căng thẳng giữa các bên ngay cả khi quyền lợi của họ đang bị xâm phạm.
+ Bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp hòa giải sẽ duy trì được mối quan hệ vốn có của các bên, bí mật kinh doanh vẫn sẽ được bảo vệ.
– Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm thì bởi vì hòa giải cũng xuất phát từ sự tự nguyện tham gia và tự do thỏa thuận của các bên nên việc hòa giải có tiến hành được hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên. Bên thứ ba là hòa giải viên không có quyền đưa ra quyết định mang tính chất ràng buộc, cưỡng chế thi hành đối với cả hai bên nên các cam kết từ quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện chí, tự nguyện của các bên.
Thứ ba: Trọng tài.
– Khái niệm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được hiểu là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
– Đặc điểm:
+ Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức tranh chấp được thực hiện bởi trọng tài viên hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp.
+ Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trên cơ sở thỏa thuận các bên.
+ Bảo đảm tối đa quyền tự định đoạt của các bên đương sự, các bên đương sự được quyền tự do lựa chọn trọng tài viên, địa điểm, thủ tục tiến hành phiên họp trọng tài.
+ Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài dựa trên hai yếu tố: thỏa thuận và tài phán.
+ Phán quyết của trọng tài đối với các tranh chấp có giá trị chung thẩm.
+ Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp thỏa thuận của các bên.
– Ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
+ Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài giúp đảm bảo được bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp của các bên tranh chấp.
+ Phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm.
– Nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
Chi phí rất lớn, bí mật thông tin của các bên không được đảm bảo.
Thứ tư: Tòa án.
– Khái niệm:
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp của các bên thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.
– Đặc điểm:
+ Tòa án sẽ thực hiện giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu và vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
+ Tòa án là cơ quan quyền lực nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết, giải quyết tranh chấp, buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng cưỡng chế nhà nước.
+ Tòa án giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ được pháp luật quy định.
– Ưu điểm:
Giải quyết tranh chấp bằng Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp có tính cưỡng chế cao nhất, chi phí giải quyết thấp; phán quyết của tòa có tính cưỡng chế đối với các bên.
– Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất đó là thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết lâu. Việc giải quyết tranh chấp được xét xử công khai khiến cho bí mật của các bên không được đảm bảo.